(CLO) "Việt Nam là sự lựa chọn sáng giá tại châu Á cho sự xuất hiện của những chiếc máy bay Gulfstream” - ông Scott Neal - Phó Chủ tịch cấp cao mảng kinh doanh toàn cầu của Gulfstream, phát biểu trong Triển lãm hàng không Airshow 2022.
“Việt Nam là sự lựa chọn sáng giá tại châu Á cho sự xuất hiện của những chiếc máy bay Gulfstream” - ông Scott Neal - Phó Chủ tịch cấp cao mảng kinh doanh toàn cầu của Gulfstream, phát biểu trong Triển lãm hàng không Airshow 2022 tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn hôm 5-6/11/2023 do hãng Hàng không Sun Air của Sun Group phối hợp cùng hãng máy bay Gulfstream tổ chức.
Hẳn nhiên, đó không phải là câu nói chỉ để người Việt vui lòng. Bởi, một hãng máy bay nổi tiếng sang trọng bậc nhất thế giới như Gulfstream sẽ luôn đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt trong việc lựa chọn điểm đến để xuất hiện.
Thị trường đầy tiềm năng
“Gần đây, chúng tôi đã tổ chức các triển lãm tại trụ sở chính ở Savannah, Georgia và các cơ sở hỗ trợ khách hàng ở Fort Worth, Texas, Hoa Kỳ, cũng như ở Paris và Farnborough, hay London…” – ông Scott Neal mở đầu câu chuyện khi nói về Airshow 2022 tại Vân Đồn. Những địa điểm mà Gulfstream đặt chân đến để triển lãm đều là kinh đô của lối sống thượng lưu. Triển lãm airshow tại Vân Đồn là dấu mốc đặc biệt cho phân khúc hàng không cao cấp tại Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam chứng kiến sự quy tụ của những chiếc máy bay siêu tốc độ, an toàn và sang trọng bậc nhất thế giới. Hai huyền thoại Gulfstream G600 và G650ER xuất hiện tại triển lãm đã chinh phục nhiều giải thưởng trong lĩnh vực hàng không và là hai dòng máy bay có hiệu suất bay vượt trội, khả năng bay ở tốc độ cao, có thể bay xa hơn và nhanh hơn bất kì chuyên cơ nào.
Gulfstream cũng chọn Airshow tại Việt Nam, để lần đầu tiên ra mắt thị trường châu Á G700- chuyên cơ dẫn đầu thị trường máy bay thương gia hiện nay, với khoang máy bay dài nhất, rộng nhất và cao nhất, với 5 khu vực sinh hoạt linh động, gồm phòng lớn, khu vực bếp, phòng tắm tiện nghi.
Theo tính toán, thị trường máy bay phản lực tư nhân toàn cầu sẽ tăng từ 29,03 tỷ USD vào năm 2022 lên 38,34 USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR là 4,06%. Bắc Mỹ vẫn đang là nơi có đội máy bay tư nhân lớn nhất thế giới với 15.547 máy bay đăng ký từ nhiều quốc gia trong khu vực. Trong đó, châu Á có số lượng máy bay tư nhân lớn thứ ba trên thế giới, với 1.570 máy bay đã đăng ký từ các quốc gia khác nhau trên lục địa.
Và trong bức tranh tổng thể của hàng không cao cấp tại Châu Á, Việt Nam đang được đánh giá là một thị trường rất tiềm năng. Phó Chủ tịch Gulfstream khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Wayne Oedewalt khẳng định thêm: “Việt Nam trong thời gian gần đây có sự vươn lên mạnh mẽ và tiềm năng phát triển không ngừng đối với ngành hàng không”.
Mang thế giới tới Việt Nam, nâng tầm vị thế hàng không Việt
Nhu cầu di chuyển với tốc độ nhanh, an toàn và tiện nghi, private jet trở thành lựa chọn hàng đầu của các doanh nhân, tỷ phú thế giới. Và trong lãnh địa private jet, Gulfstream là cái tên được yêu chuộng hàng đầu.
Ở Việt Nam, private jet không mới. Hàng không chung cũng đã và đang được một số doanh nghiệp trong nước khai thác. Nhưng lĩnh vực đầy tiềm năng và thách thức trong phân khúc hàng không chung này chỉ vừa mới thực sự được mở rộng, khi Sun Group ra mắt hãng hàng không chung cao cấp Sun Air vào tháng 3/2022.
Sun Air có tham vọng lớn và tầm nhìn xa hơn, khi khai thác phân khúc hàng không cao cấp lần đầu tiên có tại Việt Nam. Theo đó, hãng cung cấp các dịch vụ bay đẳng cấp được cá nhân và chuyên biệt hóa, với hai loại hình: Dịch vụ thương mại và quản lý tàu bay tư nhân và Dịch vụ bay thuê chuyến, bay tham quan ngắm cảnh.
Hãng hàng không của Sun Group cũng cho biết, sẽ đưa G700- tinh hoa và niềm tự hào mới nhất của Gulfstream về khai thác tại Việt Nam từ năm 2024. Màn chào sân ấn tượng của mẫu máy này tại triển lãm hàng không cao cấp Airshow 2022 vừa qua, bên cạnh những huyền thoại G600, G650ER, cũng khẳng định vị thế đã khác của hàng không nước nhà. Hàng không chung Việt Nam đã tiệm cận những chuẩn mực cao cấp toàn cầu, và chúng ta hoàn toàn có quyền kỳ vọng, từ những sự kiện như thế, các chuyên cơ hàng đầu thế giới sẽ đem đến cho Việt Nam những nhà đầu tư mới, giao thương mới, nguồn khách hàng mới, từ đó, nâng tầm vị thế Việt Nam như một thị trường cao cấp mới của thế giới.
Triển vọng về một điểm đến sang trọng của thế giới
Thực tế, hàng không 5 sao là một mảnh ghép cần thiết để Việt Nam không chỉ phát triển ngành vận tải cao cấp, mà còn tạo một hệ sinh thái đẳng cấp trọn vẹn, để hút khách du lịch và thúc đẩy thương mại. Chỉ riêng năm 2019, trong 116 triệu lượt khách hàng không của Việt Nam, có tới 42 triệu khách quốc tế và khoảng một nửa số này đến Việt Nam để đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn. Một hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông và dịch vụ cao cấp là vô cùng cần thiết, để mang tới cho nhóm khách hàng quan trọng này những dịch vụ xứng tầm. Tại Việt Nam, với sự ra mắt của Sun Air cùng những sản phẩm dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp, Sun Group hiện vẫn đang là cái tên dẫn dắt xu thế hệ sinh thái này.
Chọn bắt tay với Gulfstream, Sun Air không chỉ mang về Việt Nam những trải nghiệm bay đẳng cấp. Hãng bay của Sun Group cũng là đại diện độc quyền của thương hiệu Gulfstream tại Việt Nam, để nhằm mở rộng thị trường và đặc biệt là cung cấp các dịch vụ, vận hành, bảo dưỡng ở đẳng cấp 5 sao cho các khách hàng Việt sở hữu những chuyên cơ hạng sang này.
Ông Đặng Minh Trường, chủ tịch HĐQT Sun Group chia sẻ tại Airshow 2022: “Bằng sự hợp tác với Gulfstream, Sun Group tự hào mang đến một mảnh ghép mới mẻ, gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng Việt Nam. Không cần phải đi đâu xa, người Việt Nam có thể tận hưởng những dịch vụ và tiện ích tốt nhất, đẳng cấp nhất ngay trên chính quê hương của mình. Và đó cũng chính là tâm nguyện của những người Sun Group ngay từ ngày đầu khi chúng tôi về Việt Nam xây dựng sự nghiệp”.
Trên thực tế, Việt Nam, từ một điểm đến giá rẻ, đã và đang khẳng định sự thay đổi vị thế của mình, để trở thành điểm đến sang trọng mới của thế giới. Từ chỗ lo đủ ăn đủ mặc đã khó, thì nay chúng ta đang sở hữu những sản phẩm đẳng cấp thế giới. Từ chỗ phải ra nước ngoài để chơi công viên, thì giờ đây, người Việt có thể trải nghiệm private jet, nghỉ dưỡng 6 sao, vui chơi ở những tổ hợp du lịch hàng đầu châu Á.
Tạp chí du lịch Cruise Passenger (Australia) khẳng định “Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn, nhiều dịch vụ sang trọng đẳng cấp thế giới”. Và từ triển lãm hàng không cao cấp Airshow 2022, người ta có thể dễ dàng thấy được, hàng không Việt Nam cũng đang đạt tới tầm cao mới, điểm đến Việt Nam đang ở một đẳng cấp mới.
(CLO) Chiều 16/3, theo số liệu từ Box Office Vietnam, bộ phim 'Quỷ Nhập Tràng' đã cán mốc 110 tỷ đồng, trở thành bộ phim kinh dị Việt Nam có tốc độ bán vé nhanh nhất từ trước đến nay.
(CLO) Chiều 16/3, các cơ thủ Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã có màn trình diễn ấn tượng, giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại tuyển Bỉ với tỷ số 4-0, qua đó giành vé vào chung kết giải Billiard Carom 3 băng đồng đội thế giới năm 2024.
(CLO) Ít nhất 51 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương trong một vụ hỏa hoạn tại hộp đêm 'Pulse' ở thị trấn Kochani, Bắc Macedonia. Bộ trưởng Nội vụ Panche Toshkovski cho rằng nguyên nhân vụ cháy là do pháo hoa.
(CLO) Một tài xế vừa lái ô tô vừa dùng điện thoại để quay clip cảnh vật ven đường trên cao tốc, đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt. Với lỗi vi phạm này, tài xế sẽ bị phạt 5 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 17/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Bộ và từ Thanh Hoá tới Huế trời rét, có mưa vài nơi với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 14-17 độ.
(CLO) Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự.
(CLO) Nhân dịp sinh nhật 55 tuổi, diva Hồng Nhung đã chia sẻ thông tin về việc cô lập di chúc từ cuối năm 2024, ước nguyện “khi nhắm mắt mãi mãi, xin thả nhúm tro trên sông Hồng".
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa cho phép Công ty Cổ phần đầu tư nông nghiệp Agri – Vina được đưa lợn vào nuôi thử nghiệm, với số lượng 50% thiết kế, thời gian nuôi từ 15/3.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát điều hành giao thông tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Các phương tiện đang dừng chờ đèn đỏ, ô tô từ phía sau bất ngờ lao tới húc văng nhiều xe máy rồi tiếp tục tông vào các xe đang băng qua ngã tư. Vụ tai nạn khiến nhiều người phải nhập viện.
(CLO) Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025, trả lời câu hỏi của em học sinh về: "AI có 'chiếm chỗ' của người học báo chí, truyền thông?" PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có những chia sẻ về vấn đề này.
(CLO) Một tàu vũ trụ SpaceX đã đưa 4 phi hành gia mới lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào rạng sáng 16/3, mở đường cho hai phi hành gia NASA bị mắc kẹt suốt 9 tháng có thể trở về Trái đất.
(CLO) Sẵn sàng dấn thân vào những điểm nóng, đối diện với nguy hiểm, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng không chỉ là một cây bút điều tra sắc bén mà còn là một chiến binh thực thụ trên mặt trận bảo vệ môi trường. Với hàng loạt phóng sự chấn động về phá rừng, ô nhiễm và buôn bán động vật hoang dã, anh đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức cộng đồng, thúc đẩy hành động bảo vệ thiên nhiên.
(CLO) EU loại 3 nhà tài phiệt Nga khỏi danh sách trừng phạt, trong đó có tỷ phú Mikhail Fridman, giữa áp lực từ Hungary và tranh cãi pháp lý 16 tỷ USD.
(CLO) Ngày 15/3, Cục Hải quan (Bộ Tài Chính) đã thông tin về vụ việc bắt giữ một hành khách có hành vi vận chuyển hàng hóa nghi là cần sa, từ Thái Lan về Việt Nam thông qua Cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng.
(CLO) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã có văn bản đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt cung cấp hồ sơ công bố sản phẩm, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, hoạt động quảng cáo, truyền thông thông tin về sản phẩm kẹo rau củ Kera.
Việc Công ty mua bán điện đề xuất áp giá tạm tính đối với các dự án điện tái tạo khiến hơn 100 dự án điện tái tạo có nguy cơ vỡ nợ. Công ty mua bán điện đã tổ chức đối thoại để tìm phương án nhưng cả 2 bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
(CLO) Nga được cho là đang sử dụng tiền điện tử và stablecoin trong các giao dịch dầu mỏ với Trung Quốc và Ấn Độ nhằm né tránh các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
(CLO) Tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga Gazprom buộc phải rao bán nhiều bất động sản cao cấp trong bối cảnh hoạt động kinh doanh tại châu Âu sụt giảm nghiêm trọng.