An ninh lương thực sẽ là ưu tiên hàng đầu của G20

Thứ tư, 08/06/2022 19:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình hình lương thực thế giới đã chuyển từ xấu thành tồi tệ hơn, đặc biệt sau hơn 3 tháng xung đột Nga -Ukraine. Nếu cuộc chiến dừng lại, thì cũng sẽ phải mất nhiều thập kỷ trước khi nền kinh tế và xuất khẩu nông sản của Ukraine trở lại mức cũ.

Nỗi hoảng sợ đang lan rộng

Nhiều quốc gia đã hoảng sợ khi đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực toàn cầu. Trung Quốc cấm xuất khẩu nông dược, Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ và Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì.

an ninh luong thuc se la uu tien hang dau cua g20 hinh 1

Ảnh: AT

Bài liên quan

Mỹ đã mở rộng cam kết đối với ethanol làm từ ngô, nâng cao lượng ethanol bắt buộc trong nguồn cung cấp xăng để giảm chi phí lái xe. Và lượng ngô đó hoàn toàn có thể chuyển cho người dân để bù đắp tình trạng thiếu lúa mì.

Malaysia dường như đã sẵn sàng dỡ bỏ việc pha trộn dầu cọ vào nguồn cung cấp nhiên liệu diesel. Nguồn cung dầu cọ đó hiện có thể tham gia lại vào chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Mặc dù có nhiều vấn đề dài hạn về cơ cấu và chính sách đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng, nhưng yêu cầu cấp thiết lúc này là tập trung cải thiện tình hình trong ngắn hạn.

Cũng như với cuộc khủng hoảng gạo năm 2008, một số can thiệp từ bên ngoài sẽ là cần thiết để phá vỡ chu kỳ hoảng loạn. Năm 2008, thủ tướng Nhật Bản đã đồng ý tái xuất khẩu gạo hạt dài của nước này sang Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất trong cuộc khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đang lan rộng hơn khi liên quan đến nhiên liệu, phân bón và thực phẩm, đặc biệt là lúa mì và dầu thực vật. Đồng thời, cuộc khủng hoảng hiện nay đang trở nên gay gắt hơn. Tất cả những mặt hàng này đang có lượng tồn kho thấp, sản xuất bị cắt giảm và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Sẽ không dễ dàng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này. Cần có sự phối hợp giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới để đạt được tiến bộ. May mắn thay, một cơ hội cho sự phối hợp như vậy đang ở phía trước với cuộc gặp thượng đỉnh G20 sắp tới tại Bali vào tháng 11.

Với việc Indonesia đảm nhiệm vị trí chủ tịch, đây sẽ là cơ hội cho nước này và cho ASEAN, với tư cách là một tổ chức thương mại khu vực lớn, nhận được cam kết chính thức từ các thành viên G20 về tập trung vào an ninh lương thực và cắt bỏ các hạn chế thương mại.

Chờ đợi "Cam kết G20 Bali"

Việc Nga có thể tham gia G20 sẽ làm phức tạp chương trình nghị sự này, nhưng vẫn có khả năng ngoại giao tích cực. Nếu điều đó có thể thực hiện được, các yếu tố của “Cam kết G20 Bali về bình thường hóa thương mại” là khá đơn giản.

Cam kết sẽ yêu cầu một thoả thuận chắc chắn để tránh bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào nữa đối với các mặt hàng quan trọng, đặc biệt là lúa mì, dầu thực vật và phân bón. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ phải đồng ý giảm, và cuối cùng là loại bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với những mặt hàng quan trọng này.

Để đảm bảo cam kết, điều quan trọng là phải thành lập một ban thư ký nhỏ, do Indonesia làm chủ tịch, để giám sát và công bố chi tiết việc thực hiện các cam kết.

an ninh luong thuc se la uu tien hang dau cua g20 hinh 2

Công nhân thu hoạch quả cọ dầu tại một đồn điền ở Sungai Tengi, Malaysia. Ảnh: iStock

Minh bạch là cơ chế thực thi tốt nhất. Đáng buồn thay, cả Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới đều không thể đóng một vai trò đáng tin cậy ở đây. Nhưng các tổ chức khác, chẳng hạn như Hệ thống Thông tin Thị trường Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, có thể hỗ trợ.

Mỹ và Liên minh châu Âu có thể thực hiện một số hành động thiện chí để tạo tiền đề cho thỏa thuận rộng rãi hơn tại chính cuộc họp G20. Liên minh châu Âu đã có một khởi đầu thuận lợi bằng cách vận động để điều phối việc xuất khẩu lúa mì sang các nước có nhu cầu nhất. Mỹ nên làm điều này bằng cách đảo ngược việc thúc đẩy sản xuất ethanol và chuyển hướng nguồn cung ngô sang những nơi thiếu lúa mì.

Trung Quốc cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ này, với tầm ảnh hưởng rất lớn về mọi mặt trong khu vực và trên thế giới, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng họ không nhiệt tình tham gia vào cam kết này của G20. Hiện, Mỹ và Úc khó có thể giúp gì trong việc thuyết phục Trung Quốc, nhưng Liên minh châu Âu được cho là có ảnh hưởng khá lớn.

Quốc Thiên (theo AT)

Bình Luận

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h