Án tín dụng ngân hàng tại các cơ quan thi hành án dân sự ngày càng tăng nhanh

Thứ sáu, 25/11/2022 20:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để giải quyết nợ xấu, theo các chuyên gia kinh tế, tài chính, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Tại Hội thảo “Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD thông qua thi hành án dân sự” diễn ra ngày 25/11, ông Đặng Văn Huy – Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 (Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp) cho biết, những năm gần đây, số lượng án tín dụng ngân hàng (TDNH) tại các cơ quan thi hành án dân sự (THADS) ngày càng tăng nhanh.

an tin dung ngan hang tai cac co quan thi hanh an dan su ngay cang tang nhanh hinh 1

Quang cảnh buổi tọa đàm về khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm thông qua thi hành án dân sự. Ảnh Vân Hà.

Số vụ án liên quan đến tín dụng ngân hàng tăng mạnh 

Cụ thể: Năm 2020 (từ ngày 01/10/2019 đến 30/9/2020): Tổng thụ lý TDNH án là 31.602 việc tương ứng với số tiền là 153.855 tỷ 691 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2019 số thụ lý tăng 2.822 việc và tăng hơn 6.621 tỷ đồng.

Năm 2021 (từ ngày 01/10/2020 đến 30/9/2021): Tổng thụ lý án TDNH là 36.215 việc tương ứng với số tiền là 125.875 tỷ 493 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2020 số thụ lý tăng 4.613 việc và giảm hơn 27.980 tỷ đồng.

Năm 2022 (từ ngày 01/10/2021 đến 30/9/2022): Tổng thụ lý án TDNH là 37.058 việc tương ứng với số tiền là 137.311 tỷ 299 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2021 số thụ lý tăng 843 việc và tăng 11.435 tỷ đồng.

Số lượng các vụ việc thi hành án liên quan đến các khoản nợ xấu tại các cơ quan THADS đang chiếm tỷ lệ lớn (cả về số lượng việc, giá trị và số lượng các TCTD), ông này cho biết. Và kết quả thi hành án cũng đạt được rất tích cực và hiệu quả.

Tuy nhiên dù, kết quả thi hành án TDNH năm 2022 cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 như đã nêu trên nhưng Tổng cục THADS nhận thấy công tác thi hành án TDNH vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Sự phối hợp của các cơ quan có liên quan trong hoạt động THADS có lúc, có nơi còn chưa tích cực, chưa thường xuyên và kịp thời.

“Số việc và tiền tồn đọng chuyển kỳ sau vẫn nhiều và giá trị lớn: 30.843 việc tương ứng với số tiền là 114.766 tỷ 796 triệu đồng””, ông Huy cho biết.

Theo Hiệp hội Ngân hàng, lượng án tín dụng ngân hàng tồn đọng, chưa được thi hành dứt điểm trong các năm đều tồn khối lượng lớn, trong khi khối lượng án phát sinh thêm hàng năm vẫn tiếp tục tăng.

Vì vậy, cần thiết phải có giải pháp đột phá sửa đổi Luật thi hành án dân sự và các văn bản liên quan, khẩn trương ban hành riêng quy trình xử lý tài sản đặc thù như cổ phần, cổ phiếu, vốn góp nhất là các nội dung về việc xác định giá trị phần vốn góp, cách kê biên, thẩm định, bán đấu giá phần vốn góp, cổ phần, cổ phiếu; …

Bên cạnh đó, trong thi hành án tín dụng ngân hàng thì bất cập, chưa đảm bảo quyền của chủ nợ có bảo đảm, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm.

Quy định pháp luật về thi hành án chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng

Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập hiện nay do quy định pháp luật thi hành án và pháp luật liên quan chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu cụ thể, rõ ràng và do việc hiểu, áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và cả từ phía bản thân các TCTD.

Và như ông Nguyễn Quang Thái – Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Bộ Tư pháp cho biết, việc xử lý TSBĐ của các TCTD thông qua THADS về cơ bản rất phức tạp do các vụ việc phải đưa ra tòa xét xử, thi hành án là những vụ việc mà các bên không thể tự giải quyết.

Nhiều vụ việc nguồn gốc tài sản phức tạp, không đầy đủ rõ ràng. Nhiều vụ việc có sự tranh chấp quyết liệt, gay gắt giữa các bên.

Nói về nguyên nhân thi hành án TDNH còn hạn chế, ông Nguyễn Thanh Hà Phó cục trưởng Cục THADS tp Hồ Chí Minh cho biết: chủ yếu là nguyên nhân từ quy định của pháp luật (các quy định về trình tự thủ tục kê biên, bán đấu giá tài sản trong thi hành án còn rất phức tạp, ngoài ra còn có sự 4 chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật chuyên ngành).

Trong khi đó số lượng tiền phải thi hành án cho các tổ chức tín dụng là rất nhiều, chiếm khoảng 15% tổng giá trị mà các cơ quan Thi hành án phải tổ chức thi hành. Nhiều vụ việc thi hành án đã thụ lý trên 03 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Một số trường hợp tài sản thế chấp bị thay đổi hiện trạng, xây dựng cơi nới thêm không giấy phép hoặc phá vỡ ... hoặc tài sản gắn liền với đất được xây mới không giấy phép sau thế chấp ... hoặc tổ chức tín dụng ngân hàng thiếu kiểm tra tài sản thế chấp sau khi cho vay, dẫn đến việc xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án mất nhiều thời gian xác minh xử lý ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án. - Hầu hết những vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng đều phải kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, nhà đất có giá trị lớn.

Trong khi đó tâm lý của người dân vẫn còn e ngại đối với việc mua tài sản thi hành án thông qua tổ chức bán đấu giá. Do vậy, tình trạng bất động sản, nhà đất bán đấu giá không có người mua, tài sản phải giảm giá nhiều lần mới bán được dẫn đến việc thi hành án phải kéo dài.

Đồng thời còn có nguyên nhân xuất phát từ thể chế. Đó là trình tự, thủ tục xử lý tài sản (nhất là thủ tục xử lý bất động sản) còn khá phức tạp mất nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giải quyết thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Bên cạnh đó pháp luật về thi hành án vẫn còn một số kẽ hở giúp cho người phải thi hành án lợi dụng trốn tránh, kéo dài thời gian thi hành án.

Ví dụ như tài sản khi kê biên có tranh chấp thì phải hoãn thi hành án chờ kết quả giải quyết của Tòa án. Thực tế hiện nay có rất nhiều vụ việc khi Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản là đương sự tìm mọi cách tạo ra các tranh chấp giả tạo mục đích chỉ để kéo dài việc thi hành án. Vướng mắc này hiện nay vẫn chưa được Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp thống nhất hướng giải quyết.

Quan trọng nhất là hoàn thiện thể chế

Các ý kiến tại hội thảo cho rằng, để công tác xử lý TSBĐ, thu hồi nợ xấu của ngành ngân hàng và tác xử lý TSBĐ thông qua thi hành án đạt hiệu quả cao hơn thì cần hoàn thiện thể chế và rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ ngành và các cơ quan liên quan.

Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, cần sự vào cuộc của Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS trong công tác thu hồi nợ xấu của TCTD/VAMC, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính…

Hội thảo cũng chốt lại rằng nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các TCTD, Để giải quyết vấn đề này, nhiệm vụ chính không chỉ riêng ngành ngân hàng mà cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Vân Hà

Bình Luận

Tin khác

Trường Thành Group (TTA) chậm kế hoạch năm, lãnh đạo vừa bán 2 triệu cổ phiếu

Trường Thành Group (TTA) chậm kế hoạch năm, lãnh đạo vừa bán 2 triệu cổ phiếu

(CLO) Trường Thành Group (Mã TTA) đang đi chậm hơn so với kế hoạch lợi nhuận dự kiến trong Quý 1/2024. Lãnh đạo công ty vừa bán ra 2 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại TP HCM, xử phạt 1,28 tỷ đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm

Kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại TP HCM, xử phạt 1,28 tỷ đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm

(CLO) Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM vừa báo cáo tình hình kiểm tra hoạt động các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn. Theo đó, đã xử phạt 21 vụ với tổng số tiền 1,28 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
Apax Holdings của 'Shark Thuỷ' lại bị phạt do lỗi công bố thông tin

Apax Holdings của "Shark Thuỷ" lại bị phạt do lỗi công bố thông tin

(CLO) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ra quyết định xử phạt hơn 110 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings của "Shark Thuỷ".

Tài chính - Bảo hiểm
Thua lỗ trong quý 1, cổ phiếu Thiên Nam Group (TNA) bị hạn chế giao dịch

Thua lỗ trong quý 1, cổ phiếu Thiên Nam Group (TNA) bị hạn chế giao dịch

(CLO) CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam - Thiên Nam Group (TNA) vừa bị HoSE đưa vào diện hạn chế giao dịch trong bối cảnh kinh doanh thua lỗ.

Tài chính - Bảo hiểm
Điện lực Miền Trung Lãi sau thuế giảm 6%, chỉ đạt 381,7 tỷ đồng

Điện lực Miền Trung Lãi sau thuế giảm 6%, chỉ đạt 381,7 tỷ đồng

(CLO) Tổng Công ty Điện lực Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với lợi nhuận sụt giảm gần 6%.

Tài chính - Bảo hiểm