Cẩn trọng nguy cơ nợ xấu gia tăng giai đoạn cuối năm

Thứ ba, 23/08/2022 06:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ nay đến cuối năm các ngân hàng đang phải đối mặt với áp lực không nhỏ về nợ xấu, theo các chuyên gia, cần xây dựng giải pháp đặc thù cho việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng.

Có thể thấy, ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Do đó, nợ xấu của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn, gián tiếp thông qua mối quan hệ hữu cơ: ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế.

Theo thống kê của FiinGroup - doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tích hợp về dữ liệu tài chính cho thấy, tính đến hết 30/6, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết ghi nhận 120.938 tỷ đồng tăng 20%, riêng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 40% lên hơn 62.316 tỷ đồng, chiếm 51,5% trên tổng nợ xấu.

can trong nguy co no xau gia tang giai doan cuoi nam hinh 1

Từ nay đến cuối năm các ngân hàng đang phải đối mặt với áp lực không nhỏ về nợ xấu. Ảnh minh họa

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nợ xấu nếu không được xử lý nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, thậm chí cái giá phải trả còn lớn hơn rất nhiều.

Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và tại các thời điểm là khác nhau. Tuy nhiên, theo cách chung nhất thì mục tiêu của quản lý nợ xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đối với bất kỳ ngân hàng nào thì đó là việc phải xây dựng và thực thi một hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng của ngân hàng.

Đặc biệt, việc nghiên cứu rõ danh mục nợ xấu và nguyên nhân nợ xấu sẽ giúp ngân hàng có những biện pháp, cách thức xử lý hiệu quả. Đồng thời chính sách sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thu hồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

Đánh giá về tình hình nợ xấu, trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đang ở mức 1,5% và có thể tiếp tục tăng khi ngân hàng chuyển dần các khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ.

Đặc biệt là sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp do dịch COVID-19 đã hết hạn vào 30/6 và Ngân hàng Nhà nước không gia hạn.

Hiện tại, vẫn còn có những doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nợ xấu ở một số tổ chức tín dụng đã và đang tăng cao. Hệ thống ngân hàng đã phải chủ động trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức khoảng 165%, nghĩa là có 1 đồng nợ xấu, thì có 1,65 đồng dự phòng để xử lý.

Ở một khía cạnh khác, qua khảo sát kinh nghiệm quốc tế, dù ở các nước không cần có luật riêng về xử lý nợ xấu nhưng luật pháp của họ rất mạnh có tính hiệu lực, hiệu quả rõ rệt.

Trong khi đó, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn chồng chéo và tính hiệu lực, hiệu quả không cao, nên cần xây dựng giải pháp đặc thù. Qua đó, tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.

“Trong bối cảnh những khó khăn do dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra, cần thiết phải luật hoá Nghị quyết 42 (về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng) nhằm tránh tạo ra khoảng trống lớn về pháp lý, gây khó khăn trong xử lý nợ xấu” - TS. Cấn Văn Lực nêu ý kiến.

Theo TS. Cấn Văn Lực, về phía các ngân hàng, từ nay đến cuối năm, đối với hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại được phân bổ, phải có sự sàng lọc, tính toán thận trọng để cho vay trong bối cảnh nguồn vốn khan hiếm.

Trong bối cảnh hiện nay, hơn hết vẫn là mong chờ sự phục hồi của nền kinh tế. Bởi lẽ khi nền kinh tế phục hồi, phát triển nhanh thì lúc đó doanh nghiệp mới làm ăn hiệu quả và không còn nỗi lo nợ xấu. Cùng đó, Nghị quyết 42 cần phải đi kèm với chính sách tiền tệ và tài khoá để hỗ trợ nền kinh tế phát triển, có như vậy mới giải quyết được tận gốc rễ vấn đề. 

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm