Áp lực về thời gian trong việc hoàn thiện khung pháp lý xử lý nợ xấu

Thứ sáu, 15/07/2022 10:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ có chưa đầy một năm để tập dượt cũng như hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo Nghị quyết 63/2022/QH1 được Quốc hội mới ban hành, trong đó chính thức cho phép kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 42 đến 31/12/2023. Cùng đó giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; rà soát sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng và trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Như vậy, Chính phủ có chưa đầy một năm để hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

ap luc ve thoi gian trong viec hoan thien khung phap ly xu ly no xau hinh 1

Chính phủ có chưa đầy một năm để hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ảnh minh họa.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, kể từ khi ra được ban hành cho đến nay, Nghị quyết 42 có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Thế nhưng, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 42 thì có tới hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 khiến lộ trình đề ra của Ngân hàng Nhà nước đã bị xáo trộn. Theo đó, Chính phủ phải xin kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 và đẩy nhanh quá trình hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu.

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, muốn hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu thì có hai hướng. Một là ban hành luật xử lý nợ xấu. Hai là sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, không hướng nào có thể dễ dàng thực hiện trong khoảng thời gian chưa đầy 1 năm mà vẫn đảm bảo quy định đầy đủ, chặt chẽ.

“Nếu chỉ thêm một chương nào đấy vào Luật các tổ chức tín dụng về vấn đề nợ xấu thì chưa chắc đã đầy đủ. Trái lại, nếu ban hành một bộ luật đầy đủ về xử lý nợ xấu trong vòng chưa đầy một năm thì rất khó thực hiện”, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, mặc dù không dễ dàng, nhưng nếu quyết tâm ngành ngân hàng vẫn có thể đảm bảo tiến độ mà Quốc hội đề ra. Trước mắt, ngành ngân hàng phải khẩn trương rà soát, đánh giá thêm những khó khăn mà Nghị quyết 42 đang tồn tại.

Sau đó, xem vướng mắt ở đâu, khó ở luật nào để điều chỉnh. Riêng những quy định pháp luật mà tự ngành ngân hàng có thể sửa đổi bổ sung thì nhanh chóng dự thảo lấy ý kiến để cho vào Luật các tổ chức tín dụng.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, bà Vũ Ngọc Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Ngân hàng Nhà nước cho biết, mới đây, Quốc hội đã giao cho Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hoá các nội dung của Nghị quyết 42, đồng thời sửa đổi bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần luật hóa toàn bộ nội dung của Nghị quyết 42. Trong đó, bổ sung một số nội dung như quyền xử lý tài sản đảm bảo của các dự án là bất động sản; thu giữ tài sản bảo đảm; áp dụng thủ tục rút gọn.

Hiện tại với Nghị quyết 42, việc áp dụng trình tự xử lý rút gọn tại tòa áp dụng đối quyền tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền thu giữ tài sản. Tranh chấp hiện nay của các tổ chức tín dụng là tranh chấp về hợp đồng tín dụng. Do đó, các chính sách trong Nghị quyết 42 cũng cần sửa đổi bổ sung trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu.

Đáng chú ý, Nghị quyết 42 có liên quan đến rất nhiều luật như Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Tố tụng dân sự… Về quá trình triển khai, theo nguyên tắc của quá trình ban hành văn bản, phải lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Về quy trình, sau khi xây dựng dự thảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia, các ngân hàng thương mại để bổ sung thêm trong quá trình luật hoá.

“Bởi vì thời gian rất gấp, tức trong tháng 5/2023 đã phải trình Quốc hội dự thảo xin ý kiến đại biểu Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2023 nên Ngân hàng Nhà nước rất mong muốn nhận được sự phối hợp của các bộ ngành liên quan trong việc xây dựng luật”, bà Lan nói.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm