Ấn tượng triển lãm ảnh “Vì cuộc sống bình yên”

Thứ sáu, 04/10/2019 16:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Triển lãm ảnh “Vì cuộc sống bình yên” đã được khai mạc sáng nay (4/10) tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội (93 - Đinh Tiên Hoàng), nhân dịp chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 58 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và 18 năm Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy...

Tác phẩm

Tác phẩm "Mãn nguyện" đoạt giải Nhì. Ảnh: BTC

Triển lãm do Báo Người Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (Bộ Công an), Công an Thành phố Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, nhà báo Đào Xuân Hưng - Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, Trưởng BTC cho biết: “Vì cuộc sống bình yên” là một cuộc triển lãm ảnh rất đặc biệt. Được khai mạc trong những ngày nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước đang tưng bừng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 65 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2019), cuộc thi đã góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm về an toàn lao động và phòng cháy, chữa cháy cho toàn dân; huy động đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động thiết thực, bổ ích trong công tác đảm bảo an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy; biểu dương, khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và an toàn lao động.

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: nguoihanoi

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: nguoihanoi

Triển lãm khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng Cảnh sát PCCC trong đời sống xã hội, từ đó góp phần động viên, cổ vũ tinh thần trách nhiệm của cán bộ chiến sĩ Cảnh sát PCCC trên mặt trận phòng chống cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ…

Qua gần 4 tháng phát động (tháng 6/2019),  Ban tổ chức đã nhận được gần 1.600 tác phẩm của 169 tác giả đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hội đồng giám khảo đã chọn ra 56 tác phẩm xuất sắc tham dự triển lãm. Từ 56 tác phẩm được lựa chọn tham dự triển lãm, Hội đồng giám khảo đã chọn ra 16 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 2 giải Nhì, 2 giải Ba và 12 giải Khuyến khích (không có giải Nhất). 2 tác phẩm đoạt giải Nhì gồm: “Mãn nguyện” của tác giả Phạm Huy Đằng, “Người nhái đã lao xuống đáy sông” của tác giả Lê Quý Trọng; 2 giải tác phẩm đoạt giải Ba: “Chiến đấu với giặc lửa” của Nguyễn Vinh Hiển, “Giải cứu nạn nhân” của Phạm Quyết Thắng; Giải Khuyến khích có 12 tác phẩm.

Đây là cuộc thi có quy mô toàn quốc lần đầu tiên được phối hợp tổ chức, nhưng đã tạo ra sức hút đối với nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh trên toàn quốc. Ảnh: nguoihanoi

Đây là cuộc thi có quy mô toàn quốc lần đầu tiên được phối hợp tổ chức, nhưng đã tạo ra sức hút đối với nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh trên toàn quốc. Ảnh: nguoihanoi

Đại tá Nguyễn Tuấn Anh – Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn – Bộ Công an nêu rõ: Đây là cuộc thi có quy mô toàn quốc lần đầu tiên được phối hợp tổ chức, nhưng đã tạo ra sức hút với số lượng lớn tác phẩm của các tác giả trên mọi miền của Tổ quốc tham dự cuộc thi. Điều này cũng cho thấy công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống xã hội.

Tác phẩm

Tác phẩm "Người nhái đã lao xuống đáy sông" - đoạt giải Nhì. Ảnh: BTC

Với chủ đề “Vì cuộc sống bình yên”, các tác phẩm dự thi đã chuyển tải được thông điệp riêng mang hơi thở của cuộc sống, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, các tác phẩm được lựa chọn giới thiệu trong triển lãm là những bức ảnh đặc sắc ghi lại những khoảnh khắc xuất thần của người chiến sĩ phòng cháy chữa cháy trong chiến đấu với giặc lửa, giải cứu nạn nhân, thể hiện tinh thần quả cảm “Vì nước quên thân vì dân phục vụ” của cán bộ chiến sĩ cảnh sát trên mặt trận phòng chống cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ… Một số tác phẩm cũng đã khắc họa sinh động cuộc sống của những người lính cứu hỏa trong tập luyện, nghỉ ngơi, cũng như cuộc sống đời thường…

Tác phẩm “Giải cứu nạn nhân” - đoạt giải Ba. Ảnh: BTC

Tác phẩm “Giải cứu nạn nhân” - đoạt giải Ba. Ảnh: BTC

Triển lãm mở cửa hết ngày 6/10.

Tác phẩm đoạt giải Khuyến khích. Ảnh: BTC

Tác phẩm đoạt giải Khuyến khích. Ảnh: BTC

L.V

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa