Ấn tượng “Tuần văn hóa TP Thanh Hóa – TP Hội An”

Thứ hai, 04/03/2019 08:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Diễn ra trong các ngày từ 28/2 – 3/3, Tuần văn hóa TP Thanh Hóa – TP Hội An với chủ đề: “Tình sâu nghĩa nặng – hướng tới tương lai” đã để lại nhiều ấn tượng đối với người dân xứ Thanh và du khách thập phương.

Đây là hoạt động thường niên kỷ niệm ngày kết nghĩa giữa thị xã Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) và thị xã Hội An (tỉnh Quảng Nam) trước đây. Năm 2019, 2 địa phương đã trải qua lịch sử 58 năm “tình sâu nghĩa nặng”. Nhân dịp này, tại Công viên Hội An, TP Thanh Hóa, rất nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa đã được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống kết nghĩa, tình cảm gắn bó sâu nặng thủy chung giữa 02 thành phố Thanh Hóa và Hội An; đồng thời giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống đặc sắc của 2 địa phương.

Các đoàn nghệ thuật đến từ 2 địa phương đã biểu diễn nhiều chương trình, tiết mục độc đáo như: Biểu diễn Hò sông Mã, Tú Huần, Chèo Chải (Thanh Hóa); trò chơi dân gian Bài chòi, đập nồi, gấp lá dừa, tập làm dán lồng đèn (Quảng Nam). Cùng với đó, phần lớn diện tích Công viên Hội An, TP Thanh Hóa đã được thiết kế không gian cổ kính của kiến trúc đô thị cổ Hội An và làng cổ Đông Sơn (TP Thanh Hóa), kết hợp trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xúc tiến, giới thiệu các điểm đến du lịch qua sách, ảnh, tờ rơi và thi vẽ tranh. Ban tổ chức cũng bố trí không gian văn hóa ẩm thực của 2 thành phố bao gồm các loại quà, bánh truyền thống như: Nem chua, chả tôm, bánh cuốn, cháo lươn, bánh khoái, bánh đúc, các món ốc; mực nướng, rượu nếp 6 Lý, bánh đậu xanh, tương ớt, cao lầu, mì Quảng, bánh đập...

Các đại biểu cắt băng khai trương Tuần văn hóa TP Thanh Hóa – TP Hội An

Các đại biểu cắt băng khai trương Tuần văn hóa TP Thanh Hóa – TP Hội An

Trong khuôn khổ của tuần văn hóa, ngày 02/3, tại làng cổ Đông Sơn, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND TP Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức lễ công bố “Khu du lịch cấp tỉnh di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng”, “Điểm du lịch di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông Sơn” và “Tuyến du lịch tham quan làng cổ Đông Sơn”.

Làng cổ Đông Sơn nằm bên phía tả ngạn dòng sông Mã, nay thuộc phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, được đánh giá là một trong mười làng cổ đẹp nhất Việt Nam, nơi xuất sứ của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng thế giới.

Làng cổ Đông Sơn không chỉ có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, mà còn mang đậm nét truyền thống làng quê Bắc bộ thuần nông, hội tụ đầy đủ các di tích về kiến trúc, khảo cổ, danh thắng, lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến và kiến trúc. Cùng với làng cổ Đông Sơn, danh thắng Hàm Rồng nơi bờ nam sông Mã, địa danh nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, là nơi ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ năm xưa.

Tiết mục hát múa Hò Sông Mã của TP Thanh Hóa         

Tiết mục hát múa Hò Sông Mã của TP Thanh Hóa         

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ngày 5/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, có quy mô tổng thể 561ha, trong đó khu khoanh vùng, bảo vệ rộng 211,83ha. Trước đó, từ năm 1962, di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông Sơn đã được Bộ Văn hóa ra quyết định công nhận di tích cấp quốc gia.

Nhằm bảo vệ, khai thác và phát huy hiệu quả, tiềm năng giá trị di tích, gắn với phát triển du lịch. Ngày 12/2, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 581/QĐ-UBND, công nhận di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng là khu du lịch cấp tỉnh; Quyết định số 579/QĐ-UBND di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông Sơn là điểm du lịch.

Tại buổi lễ công bố các Quyết định của UBND tỉnh, Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa thông báo chính thức khai trương tuyến du lịch làng cổ Đông Sơn, mang chủ đề “Âm vang làng cổ Đông Sơn”, bao gồm 14 tour du lịch khởi hành hàng ngày liên kết từ làng cổ với các tuyến, tour du lịch trong tỉnh và vùng phụ cận.

Quang Duy

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa