APEC 2021: Cùng phối hợp, cùng hành động, hướng tới phục hồi bền vững và bao trùm

Thứ năm, 11/11/2021 11:24 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với chủ đề “Cùng phối hợp - Cùng hành động - Cùng tăng trưởng”, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), mà trọng tâm là Hội nghị cấp cao APEC, dự kiến diễn ra từ 8-12/11 sẽ tập trung vào việc đề ra phương hướng cho các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Không nền kinh tế nào có thể vượt đại dịch một mình

Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng nước chủ nhà đăng cai APEC lần thứ 28 năm 2021 lần này - bà Jacinda Ardern. Người đứng đầu Chính phủ New Zealand nhấn mạnh: Tất cả chúng ta phải tiếp tục hợp tác để đảm bảo toàn bộ khu vực hồi phục thành công.

apec 2021 cung phoi hop cung hanh dong huong toi phuc hoi ben vung va bao trum hinh 1

Thủ tướng New Zealand cũng nhấn mạnh thông qua hội nghị, Diễn đàn sẽ phát huy các kết quả đã đạt được cho đến nay bằng cách tiếp thêm năng lượng các nỗ lực phục hồi kinh tế, trung hòa khí thải carbon và thúc đẩy tăng trưởng bao trùm không để lại ai ở phía sau. Theo bà, Jacinda Ardern, câu chuyện “cùng phối hợp, cùng hành động” thực ra đã được các nước thành viên APEC làm và làm rất tốt thời gian qua thông qua việc cùng nhau duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng và hỗ trợ thương mại các vật tư y tế quan trọng như các bộ dụng cụ xét nghiệm, trang bị bảo hộ y tế và vaccine.

Tinh thần “Cùng phối hợp - Cùng hành động - Cùng tăng trưởng” được nhấn mạnh xuyên suốt loạt hoạt động (diễn ra theo hình thức trực tuyến) của Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 28 này, từ Hội nghị cấp bộ trưởng; Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC 2021, Hội nghị Tiếng nói tương lai APEC 2021 và “đỉnh cao” là Hội nghị cấp cao APEC diễn ra từ ngày 8-12/11 bằng hình thức trực tuyến với chủ đề: “Phối hợp trong APEC nhằm đẩy mạnh phục hồi kinh tế hậu COVID-19; Các cơ hội và thách thức chủ yếu trong thế giới hậu COVID-19 và làm thế nào để đảm bảo các thành quả được chia sẻ đồng đều tới toàn bộ người dân trong hiện tại và tương lai”.  

Lộ trình nào cho sự phục hồi?

“Cuộc họp lần này sẽ tập trung vào việc vạch ra lộ trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng trăm năm có một này” - Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh về mục tiêu của Tuần lễ APEC 2021, đặc biệt là Hội nghị cấp cao APEC 2021.

Tuy nhiên, đó sẽ là một lộ trình như thế nào, các nước APEC sẽ đi trên lộ trình đó ra sau lại là bài toán không đơn giản để các nhà lãnh đạo APEC thảo luận trên bàn Hội nghị lần này.

Trước đó, tại các cuộc họp hồi tháng 6, 7 và tháng 9, giới chức cấp cao APEC đã bàn tới một số giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trước mắt và giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế trên toàn khu vực như: cam kết cùng hợp tác mở rộng chia sẻ và sản xuất vaccine COVID-19 để chống dịch toàn cầu, ủng hộ chuyển giao tự nguyện công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 trên thỏa thuận nhất trí giữa các bên.

Theo báo cáo được Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) công bố trước thềm APEC 2021, bất bình đẳng vaccine là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo khẳng định, những nền kinh tế với tỷ lệ tiêm phòng trên 30% dự kiến phục hồi nhanh hơn với mức tăng trưởng 6,3% trong năm 2021 - cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng chung của cả khối. Cũng theo PECC, cuộc chiến chống COVID-19 còn lâu mới kết thúc, vì thế, khả năng tiếp cận vaccine bình đẳng tiếp tục còn là vấn đề đáng quan tâm bậc nhất và rằng sự ổn định và tăng trưởng của kinh tế khu vực phụ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề này của các nhà lãnh đạo.

Đặc biệt, APEC đã thành lập một quỹ về ứng phó với đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế (CCER). Theo Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC Rebecca Sta Maria, quỹ CCER sẽ hỗ trợ các sáng kiến tập trung vào mục tiêu hỗ trợ trong APEC, đảm bảo APEC tiếp tục là khu vực kinh tế năng động và kết nối hàng đầu thế giới. CCER được dùng để hỗ trợ các dự án và sáng kiến giúp các nền kinh tế thành viên nhận biết và ứng phó với tác động của đại dịch, củng cố hệ thống y tế công, thúc đẩy phục hồi kinh tế và củng cố khả năng chống đỡ với các sự cố gián đoạn kinh tế trên diện rộng trong tương lai.

Quỹ này cũng nhằm tạo điều kiện cho các nền kinh tế APEC thích ứng tốt hơn với những công cụ kỹ thuật số sáng tạo sẵn có như giáo dục trực tuyến, làm việc trực tuyến, khám bệnh trực tuyến để thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển. CCER được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với đại dịch COVID-19 và các đại dịch khác trong tương lai, bảo vệ người dân, thúc đẩy phục hồi kinh tế và mở ra những cơ hội kinh tế kỹ thuật số mới. Các nước thành viên APEC có thể đăng ký sử dụng CCER cho các hoạt động nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và các nhóm dễ tổn thương để phục hồi và chống đỡ những gián đoạn do COVID-19 gây ra.

Tại hội nghị cấp cao APEC 28 lần này, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC dự kiến sẽ thảo luận về hai nội dung chính là triển vọng kinh tế toàn cầu và hợp tác phục hồi sau đại dịch và thông qua Tuyên bố của Hội nghị và Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC trong hai thập niên tới. Dư luận trong khối và thế giới đang tràn trề hy vọng, Hội nghị sẽ tiếp tục cho ra đời hàng loạt công cụ chính sách hiệu quả để có thể “cùng phục hồi bền vững và bao trùm”.

Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Adern - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 28 - hoạt động quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC, và một số hoạt động khác của Tuần lễ cấp cao từ ngày 11/11 đến 12/11/2021 theo hình thức trực tuyến.

 Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế