Apple và Google hợp tác phát triển công nghệ truy tìm nguồn tiếp xúc COVID-19

Chủ nhật, 12/04/2020 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Apple và Google hợp tác với nhau để phát triển công nghệ truy tìm nguồn tiếp xúc (contact tracing technology) nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona dựa trên dữ liệu vị trí của điện thoại thông minh.

Công nghệ truy tìm nguồn tiếp xúc sẽ có mặt trên thiết bị di động sử dụng Android và iOS

Đây là một động thái chưa từng có đối với hai gã khổng lồ công nghệ vốn là đối thủ cạnh tranh của nhau, đặc biệt trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh, để tập trung nguồn lực cho việc chống lại đại dịch COVID-19.

Hình ảnh minh họa giải thích cơ chế hoạt động của công nghệ theo dõi tiếp xúc gần với người nhiễm virus qua sóng Bluetooth trên điện thoại di động.

Hình ảnh minh họa giải thích cơ chế hoạt động của công nghệ theo dõi tiếp xúc gần với người nhiễm virus qua sóng Bluetooth trên điện thoại di động.

Giải pháp mà 2 công ty đưa ra là theo dõi điện thoại của người sử dụng thông qua nhận dạng thiết bị. Điện thoại sẽ đóng vai trò như trạm tín hiệu thông tin không định danh; sử dụng Bluetooth trên Android và iOS để vận hành hệ thống theo dõi mở rộng. Khi bạn tiếp xúc với một ai đó, bạn sẽ trao đổi một khóa định tính vô danh. Việc trao đổi này sẽ được ghi nhận lại trên hệ thống máy chủ của Google và Apple; cho phép họ mô hình hóa được bạn đã tiếp xúc những ai trong từng thời gian cụ thể.

Khi một người dương tính với virus Corona chủng mới, họ có thể ghi nhận lại kết quả xét nghiệm vào một ứng dụng do cơ quan y tế cộng đồng phát hành. Ứng dụng này không nhất thiết phải được phát triển bởi Apple hay Google. Người khác khi tiếp xúc với người dương tính này sẽ nhận được cảnh báo cho dù là nhiều ngày sau đó. Sẽ không ai nhận được danh tính cụ thể của người bị nhiễm bệnh vì lý do riêng tư.

Apple và Google cho biết công nghệ truy tìm nguồn tiếp xúc sẽ được hoạt động chính thức trong vài tháng tới. Vào tháng 5 này, 2 công ty sẽ cho phát hành các giao thức hỗ trợ lập trình ứng dụng (APIs) tích hợp vào các ứng dụng chạy trên iOS và Android do các cơ quan y tế cộng đồng phát triển.

Hình ảnh minh họa giải thích cơ chế hoạt động của công nghệ theo dõi tiếp xúc gần với người nhiễm virus qua sóng Bluetooth trên điện thoại di động.

Hình ảnh minh họa giải thích cơ chế hoạt động của công nghệ theo dõi tiếp xúc gần với người nhiễm virus qua sóng Bluetooth trên điện thoại di động.

Vấn đề bảo mật cũng sẽ được Apple và Google đặt lên hàng đầu

Trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc sử dụng ứng dụng điện thoại để theo dõi COVID-19, những phương pháp tương tự được giới thiệu tại Anh và Mỹ vẫn bị hoài nghi. Dân chúng có quyền lo lắng về việc bị theo dõi và có dấu hiệu cho thấy nó là một hệ thống theo dõi diện rộng.

Apple và Google đã xây dựng một số tính năng bảo vệ thông tin riêng tư cho hệ thống. Các công ty không thu thập thông tin nhận dạng người dùng hoặc vị trí GPS. Danh sách những người đã tiếp xúc cũng không được lưu trên bất cứ thiết bị của ai.

Nếu một người dùng cập nhật kết quả dương tính vào ứng dụng sức khỏe cộng đồng kết nối với Apple và Google, hệ thống sẽ cần sự đồng thuận của người này trước khi phát đi cảnh báo những người khác về việc tiếp xúc trong 14 ngày vừa qua.

Việc cần người sử dụng xác nhận đồng ý cung cấp thông tin sẽ làm giảm đi sự chính xác cho hệ thống. Tuy nhiên theo The New York Times, Giáo sư Michael Parker từ Trường đại học Oxford cho rằng “ở Mỹ và châu Âu thì không thể làm giống như Trung Quốc được".

Theo TechRadar, mặc dù có sự đảm bảo từ phía Google và Apple, chính phủ Mỹ cũng sẽ gây áp lực rất lớn lên những công ty này dưới danh nghĩa chống đại dịch COVID-19. Bằng cách chỉ chuyển giao một khóa định tính vô danh, Apple và Google cam kết sẽ bảo vệ chặt chẽ thông tin cá nhân của người dùng để bảo vệ danh tiếng của công ty.

Cả Apple lẫn Google đều nhấn mạnh công nghệ truy tìm nguồn tiếp xúc chống lại dịch bệnh COVID-19 này cũng sẽ ưu tiên cho vấn đề bảo mật thông tin. Tuy nhiên vẫn có nhiều hoài nghi cho việc người ta sẽ vận hành nó thế nào; sau khi hết dịch liệu nó còn tiếp tục theo dõi hay không là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Dù sao đi nữa, công nghệ truy tìm nguồn tiếp xúc này rõ ràng là một giải pháp cấp thiết cho dù nó có làm dấy lên nhiều quan ngại.

PV

Tin khác

Lợi ích của việc sử dụng thảm lót sàn ô tô

Lợi ích của việc sử dụng thảm lót sàn ô tô

(CLO) Thảm lót sàn ô tô đã trở thành một phụ kiện không thể thiếu đối với những người sở hữu ô tô. Không chỉ mang lại sự thẩm mỹ cho khoang nội thất, thảm lót sàn ô tô còn có nhiều lợi ích khác giúp bảo vệ và nâng cao trải nghiệm lái xe của bạn.

Ô tô - Xe máy
Đồng hồ ODO có phản ánh đúng chất lượng ô tô cũ?

Đồng hồ ODO có phản ánh đúng chất lượng ô tô cũ?

(CLO) Trong thị trường ô tô cũ, chỉ số đồng hồ công-tơ mét (hay còn gọi là ODO) là loại thiết bị ghi nhận lại quãng đường mà xe đã di chuyển. Dựa vào chỉ số này để đánh giá về độ hao mòn và mức độ cũ hay mới của xe.

Ô tô - Xe máy
Cận cảnh chiếc Royal Enfield Bullet 350 giá hơn 124 triệu đồng

Cận cảnh chiếc Royal Enfield Bullet 350 giá hơn 124 triệu đồng

(CLO) Royal Enfield vừa chính thức ra mắt phiên bản mới nhất của dòng xe huyền thoại Bullet 350 tại thị trường Đông Nam Á. Với thiết kế cổ điển, động cơ mạnh mẽ và những tính năng hiện đại, mẫu xe này đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Ô tô - Xe máy
Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

Xiaomi ra mắt màn hình 27 inch giá 2,6 triệu đồng

(CLO) Xiaomi mới đây đã ra mắt màn hình 27 inch, có tên gọi Redmi A27Q, tại thị trường Trung Quốc. Màn hình sở hữu độ phân giải 2K, tần số quét 100Hz, giá chỉ 2,6 triệu đồng.

Sức sống số
Những điều cần lưu ý khi sơn dặm, sơn lại ô tô

Những điều cần lưu ý khi sơn dặm, sơn lại ô tô

(CLO) Trong quá trình sử dụng, việc sơn dặm hoặc sơn lại là quá trình để phục hồi và đưa xe trở về với màu sơn ban đầu, mới hơn khi lớp sơn cũ đã xuống cấp. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người lái xe cần lưu ý một số điều sau khi quyết định sơn dặm hoặc sơn lại chiếc xe của mình.

Ô tô - Xe máy