Artemis I gửi về những hình ảnh đầu tiên sau khi bay vào không gian

Thứ năm, 17/11/2022 12:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tên lửa mang theo sứ mệnh Artemis I của NASA đã cất cánh vào thứ Tư (16/11) sau nhiều tháng mong đợi, mở đường cho hành trình đưa con người trở lại mặt trăng sau nửa thế kỷ. Và sau khi bay vào không gian, Artemis I đã gửi về Trái đất những bức ảnh đầu tiên.

Những góc nhìn ngoạn mục đầu tiên về Trái đất của tàu vũ trụ Orion đã được chia sẻ sau hơn 9 giờ đồng hồ trong hành trình, khi nó cách hành tinh của chúng ta khoảng gần 1 triệu km trên đường tới mặt trăng. Đây là lần đầu tiên kể từ sứ mệnh Apollo cuối cùng vào năm 1972, một tàu vũ trụ được thiết kế để đưa con người lên mặt trăng chụp lại hình ảnh Trái đất.

artemis i gui ve nhung hinh anh dau tien sau khi bay vao khong gian hinh 1

Hình ảnh được chụp lại khi tàu Orion rời xa Trái đất để hướng tới mặt trăng. Ảnh: NASA

artemis i gui ve nhung hinh anh dau tien sau khi bay vao khong gian hinh 2

Hình ảnh bên trong khoang phi hành đoàn với người nộm trên tàu vũ trụ Orion khi nó đã bay vào không gian. Ảnh: NASA

artemis i gui ve nhung hinh anh dau tien sau khi bay vao khong gian hinh 3

Hình ảnh về cú phóng ngoạn mục của siêu tên lửa SLS, tên lửa mạnh nhất thế giới hiện tại. Ảnh: NASA

Hệ thống Phóng Không gian, hay SLS, cao gần 100 mét, đã đốt cháy động cơ của nó lúc 1:47 sáng thứ Tư vừa rồi theo giờ ET. Nó phát ra lực đẩy lên tới 4,1 triệu kg để bay ra khỏi bệ phóng ở Florida lên không trung và tạo thành vệt rực rỡ trên bầu trời đêm, trước khi thoát khỏi lực hút của Trái đất.

Trên đỉnh tên lửa là tàu vũ trụ không người lái Orion, một phi thuyền hình giọt nước tách ra khỏi tên lửa sau khi đến không gian. Orion được thiết kế để chở con người, nhưng ở giai đoạn thử nghiệm này thì hành khách chỉ là những hình nộm, song sẽ thu lại những dữ liệu quan trọng để giúp các phi hành đoàn sống trong tương lai.

Tên lửa SLS đã tiêu tốn hàng triệu kg nhiên liệu trước khi các bộ phận của tên lửa tách ra để có thể bay vút qua quỹ đạo Trái đất chỉ với một động cơ lớn. Khoảng hai giờ sau khi cất cánh, động cơ tên lửa còn lại cũng được tách ra, khiến tàu Orion tự phải thực hiện phần còn lại của hành trình.

Gần 8 giờ sau khi phóng, Orion đã trải qua quá trình hiệu chỉnh quỹ đạo hướng ra ngoài bằng việc sử dụng nhiên liệu của riêng nó, nhằm đảm bảo tàu vũ trụ đi đúng hướng. Cú hích này sẽ giúp Orion bay ngang qua mặt trăng và tiếp cận mặt trăng vào ngày 21 tháng 11 trước khi đi vào quỹ đạo của nó vào ngày 25 tháng 11.

Còn một hành trình dài ở phía trước

Orion sẽ tiếp cận với khoảng cách khá gần là 96 km so với bề mặt mặt trăng trong chuyến thám hiểm vào tuần tới. Tàu vũ trụ được trang bị 16 camera bên trong và bên ngoài để ghi lại hành trình khi quay quanh mặt trăng. Một hình ảnh được chia sẻ hôm thứ Tư cho thấy Chỉ huy Moonikin Campos, một trong những hình nộm trong tàu vũ trụ, đang mặc bộ đồ sinh tồn.

Theo NASA , Orion dự kiến sẽ cách xa Trái đất 2 triệu km. Đây là khoảng cách mà con người chưa từng chạm đến trong vũ trụ. Sau khi quay quanh mặt trăng, Orion sẽ thực hiện hành trình trở về, để hoàn thành hành trình kéo dài khoảng 25,5 ngày. Tàu vũ trụ sau đó được lên kế hoạch lao xuống Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển San Diego vào ngày 11 tháng 12, sẽ được đội cứu hộ đợi gần đó đưa đến nơi an toàn.

Video thời điểm tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion rời Trái đất (nguồn: NASA)

X

Trong suốt nhiệm vụ, các kỹ sư của NASA sẽ theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu vũ trụ. Nhóm sẽ đánh giá xem Orion có hoạt động như kế hoạch hay không. Điều này là rất cần thiết để phục vụ cho sứ mệnh Artemis II và III khi chuyến đi sẽ có phi hành đoàn theo kèm trong tương lai.

Artemis I chính là chuyến bay đầu tiên của siêu tên lửa SLS, thiết bị đã tạo ra chuyến bay mạnh nhất từng đến quỹ đạo Trái đất, có lực đẩy mạnh hơn 15% so với Saturn V - tên lửa từng giúp Neil Armstrong và các đồng đội trở thành những người đầu tiên trong lịch sử và cũng là những người duy nhất cho đến nay đổ bộ lên mặt trăng.

Armetis I chỉ là nhiệm vụ đầu tiên trong sứ mệnh tổng thể Artemis, khi NASA sẽ nỗ lực hướng tới mục tiêu thiết lập một tiền đồn vĩnh viễn trên mặt trăng. Artemis II sẽ đi theo con đường tương tự như Artemis I nhưng sẽ có các phi hành gia trên tàu. Trong khi đó, Artemis III dự kiến sẽ đưa một phụ nữ và một người da màu lần đầu tiên lên bề mặt mặt trăng.

Hoàng Hải (theo NASA, CNN)

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin ký tuyên bố tăng cường mối quan hệ Trung-Nga

(CLO) Sáng ngày 16/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang thăm cấp nhà nước Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Thế giới 24h
Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

Thủ tướng Slovakia là ai và nguyên cớ gì khiến ông bị ám sát?

(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico bị ám sát hôm 15/5 nhưng đã qua cơn nguy kịch và đang dần ổn định trở lại. Ông là người chuyển chính sách đối ngoại của nước này theo hướng thân Nga và xa rời phương Tây.

Thế giới 24h
Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

Thái Lan có thể phải dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu?

(CLO) Thái Lan có thể phải xem xét di dời thủ đô Bangkok vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, theo một quan chức cấp cao của văn phòng biến đổi khí hậu nước này cho biết hôm 15/5.

Thế giới 24h
Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

Indonesia gieo hạt mây để ngăn chặn... mưa lũ!

(CLO) Indonesia hôm thứ Tư (15/5) đã thực hiện gieo việc hạt mây như một giải pháp để ứng phó với mưa lũ đang diễn ra nghiêm trọng ở đảo Sumatra. Tất nhiên, họ sẽ không gieo hạt mây ở vùng mưa lũ, mà ở các vùng lân cận, để ngăn mây và mưa đến khu vực này.

Thế giới 24h
Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

Úc sẽ có chương trình 'thị thực vàng' mới để thu hút nhân tài đặc biệt

(CLO) Chính phủ Úc sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh (bao gồm "thị thực vàng") được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế.

Thế giới 24h