ASEAN bế tắc trong việc lựa chọn đặc phái viên đến Myanmar

Thứ tư, 07/07/2021 15:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm tháng kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân sự ở Myanmar, ASEAN vẫn chưa thể bổ nhiệm một đặc phái viên để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng chính trị của quốc gia thành viên.

Người biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AFP

Người biểu tình ở Myanmar. Ảnh: AFP

Bài liên quan

Bất chấp các nỗ lực, các nước ASEAN vẫn chưa thống nhất được về việc lựa chọn phái viên để phối hợp tìm giải pháp cho cuộc xung đột tại Myanmar cùng quân đội nước này vốn đang muốn câu giờ để củng cố quyền lực của mình. 

Trước đó, vào tháng 4, các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên đã nhất trí về "đồng thuận 5 điểm" tại hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Jakarta của Indonesia, bao gồm việc cử một đặc phái viên ASEAN đến Myanmar.

Đặc phái viên dự kiến ​​sẽ cố gắng hòa giải trong quá trình đối thoại giữa các đảng phái khác nhau trong nước.

Các nguồn tin ASEAN cho biết có ba người được đề cử gồm ông Virasakdi Futrakul, cựu thứ trưởng ngoại giao Thái Lan và nhà ngoại giao kỳ cựu, Hassan Wirajuda, cựu ngoại trưởng Indonesia, và ông Razali Ismail, người Malaysia từng là đặc phái viên của Liên hợp quốc về Myanmar vào những năm 2000 được giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho hòa giải dân tộc và dân chủ hóa trong nước.

Thái Lan, Indonesia và Malaysia đều muốn người của mình đảm nhiệm vai trò này.

Hiện việc bổ nhiệm đặc phái viên ASEAN hiện đang bị trì hoãn "vì một số quốc gia kiên quyết rằng người được đề cử của họ phải là đặc phái viên, cụ thể là Indonesia", một quan chức ASEAN cho biết và nói thêm, "chúng tôi phải thảo luận thêm để giải quyết vấn đề này".

Trong bối cảnh chưa có được sự thống nhất giữa một số nước thành viên, quân đội Myanmar lại đang được vô tình cho thêm thời gian như họ mong muốn.

Một tháng kể từ khi Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei, Erywan Pehin Yusof, gặp lãnh đạo cuộc đảo chính, Thượng tướng Min Aung Hlaing và đệ trình danh sách đề cử cho vị trí đặc phái viên trong chuyến thăm Myanmar vào đầu tháng 6, vẫn chưa có công văn chính thức nào từ quân đội về việc sự lựa chọn của họ.

Indonesia tin rằng cựu Ngoại trưởng Hassan với tư cách là đặc phái viên có thể mang lại động lực hướng tới một giải pháp và muốn tiếp tục quá trình này, một nguồn tin ASEAN thứ hai cho biết.

Nhưng phía quân đội Myanmar dường như đang nghiêng về ứng cử viên của Thái Lan. Nguồn tin nói rằng một phần là do lực lượng vũ trang của Myanmar "không còn quan tâm đến mô hình chuyển đổi dân chủ của Indonesia mà thích mô hình của Thái Lan, nơi quân đội sử dụng đòn bẩy chính trị và ảnh hưởng chính sách vượt trội".

Ông Muhadi Sugiono, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Gadjah Mada của Indonesia, nhận xét rằng mặc dù hội nghị thượng đỉnh có thể được coi là một bước đột phá đối với ASEAN do chính sách lâu đời về việc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, nhưng khối sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra lập trường mạnh mẽ chống lại quân đội Myanmar.

"ASEAN và Myanmar vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về đặc phái viên sau khi ASEAN yêu cầu chính quyền Myanmar quyết định về số lượng đặc phái viên", một quan chức thạo nguồn tin cho biết. 

Indonesia hiện muốn đóng một vai trò trong việc ổn định tình hình ở Myanmar để chứng tỏ sự hữu ích và củng cố uy tín của chính quyền Tổng thống Joko Widodo, trong khi Thái Lan muốn "đảm bảo an ninh biên giới và lợi ích thương mại với Myanmar được bảo đảm", nguồn tin cho biết.

Malaysia cũng quan tâm đến vị trí đặc phái viên nhưng không thúc đẩy mạnh mẽ như Indonesia. Họ rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến người tị nạn Rohingya và vấn đề người lao động Myanmar nhập cư tại Malaysia, nguồn tin cho biết thêm.

Trong khi đó, Brunei với tư cách là chủ tịch ASEAN hiện tại đang thúc đẩy một thỏa hiệp bằng cách cố gắng thuyết phục quân đội Myanmar chọn một nhóm gồm ba đặc phái viên của ASEAN thay vì chỉ một.

Cho đến nay, Singapore không đề cử bất kỳ ứng cử viên nào.

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

(CLO) Sự nóng lên toàn cầu đang đặt ra những câu hỏi lớn cho tương lai của ngành du lịch và cách xử lý các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Úc.

Thế giới 24h
Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h