Bác Hồ của Nhân dân

Thứ năm, 03/12/2020 10:53 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật vừa xuất bản cuốn “Bác Hồ của Nhân dân” của nhà báo, nhà văn Nguyễn Uyển.

Đây là tập Bút ký - Tiểu luận chọn lọc với độ dày nể trọng 452 trang, khổ lớn 15,5x23 cm, in trên giấy tốt, trang trọng đi kèm 40 tấm ảnh của Bác Hồ gắn với các tầng lớp nhân dân trong nhiều sự kiện lịch sử không thể quên, xuyên suốt sợi chỉ đỏ 79 mùa xuân cuộc đời của Bác, từ cậu bé Cung rồi Nguyễn Tất Thành trở thành anh Ba, trở thành Nguyễn Ái Quốc, trở thành Vương, trở thành Lin... rồi trở thành Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới trong thế kỷ XX sôi động, sống động.

Thật thú vị khi ta lật từng trang sách đã bắt gặp ngay tổng thể của 3 phần chính - hồn cốt của sách mang tiêu đề: “Muôn đời noi gương Bác”; “Bác để thương nhớ cho nhân dân”, cuối cùng là “Bác truyền lẽ sống cho mỗi con người”. Đảng, Nhà nước ta mở cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác Hồ” đã sang năm thứ 7. Làng báo nước nhà trên 25.000 hội viên nhà báo cũng đã qua chừng ấy năm theo gương Bác - Người sáng lập Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của non sông nước Việt đến mùa xuân 2021 tới đây sẽ tròn 96 năm trải giông tố bão bùng, ắp đầy thành tựu.

Năm 1923 của thế kỷ trước, nhà thơ, nhà báo Liên Xô (cũ) - Ôxip Mandextam  viết về Nguyễn Ái Quốc - sau này là Hồ Chí Minh: “Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc áo len đan… với đôi mắt mở to, ứa lệ nhìn về xa xăm… Tôi đã  hình dung ra một cách cụ thể… một dân tộc hết sức lịch thiệp và độ lượng, rất ghét những gì thái quá… Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một thứ văn hóa tương lai”…

Báo Công luận

Vâng, văn hóa Hồ Chí Minh coi nhân dân là bầu trời bao la, mênh mang bể sở. Đòi tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội… Người khẳng định “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình…”. Dân chủ hóa đời sống xã hội được Bác coi trọng. Bác viết: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã là do dân tổ chức nên. Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại… thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ lấy dân chủ”…  

Đọc “Bác Hồ của Nhân dân”, tôi thú vị về hai lá thư của Bác viết cách đây hơn 7 thập kỷ được tác giả sưu tầm, giới thiệu cho ta nhận rõ đức tính giản dị trong cái vĩ đại, cái bất tử của Người ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống đương đại. Thư gửi cả kỳ, tỉnh, huyện, làng ngày 17/10/1945, Bác viết: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì… Các cơ  quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân”. “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Tư tưởng cao đẹp của Bác Hồ nay được Chính phủ và Thủ tướng giương cao với luận điểm tăng trưởng kinh tế GDP phải gắn với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân; tăng trưởng kinh tế không hy sinh bảo vệ môi trường…

Với nhân dân, Người dặn: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: “Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”, với tổ chức của Đảng: “Phải thực sự mở rộng dân chủ. Đảng viên phải nghiêm túc phê bình, tự phê bình”. Còn thư gửi cụ Phùng Lục ở huyện Ứng Hòa (Hà Đông cũ) khi cụ không tổ chức thượng thọ tuổi 90 mà đem 500 đồng (tiền cũ) dâng Chủ tịch nước để xung vào Quỹ kháng chiến kiến quốc. Bác viết: “Thưa cụ, những vị thượng thọ như cụ là của quý giá của dân tộc và nước nhà. Trong ngày chúc thọ, cụ lại miễn sự tế lễ linh đình, mà đem số tiền 500 đồng quyên vào Quỹ kháng chiến. Như thế là cụ đã nêu cao cái gương hăng hái kháng chiến và cái gương sửa đổi hủ tục thực hành đời sống mới cho toàn thể đồng bào noi theo”.

Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn cụ và trân trọng chúc cụ sống lâu và luôn mạnh khỏe để kêu gọi các con cháu ra sức tham gia công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Cháu lại kính gửi cụ lời chào thân ái và quyết thắng” - Hồ Chí Minh.

Những dòng chữ và cách xưng hô trong thư phúc đáp, đủ thấy Bác Hồ của chúng ta vừa tôn trọng dân, vừa lễ phép với dân.

Lời giới thiệu sách “Bác Hồ của Nhân dân” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật viết: “Nhà báo, nhà văn Nguyễn Uyển đã bước sang tuổi 80 với gần 60 năm trong nghề viết, để cho đời gần 30 đầu sách với đủ các thể loại: Truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, tiểu luận, sách nghiệp vụ báo chí. Nhiều bút ký chuyên sâu về một địa phương như: Tình người Điện Biên; chuyện về ngành dầu khí như Chảy mãi một tình yêu… Các tác phẩm báo chí, văn học của ông đầy ắp hơi thở cuộc sống, bởi ông chăm đi, chăm đọc, chịu suy ngẫm, chỉn chu trong từng con chữ để biểu đạt tình cảm nồng ấm với dân, với nước, với Đảng và Bác Hồ kính yêu”. Người đọc có thể tìm thấy điều này qua các bài: Đoan Hùng ngày Hội mở; Đền thờ Bác ở Long Đức; Tháng 4 về Điềm Mặc; Nhớ lần viết về Bác"…

Nhà báo Nguyễn Uyển. Ảnh: T.L

Nhà báo Nguyễn Uyển. Ảnh: T.L

Người viết mấy dòng này là đồng nghiệp từng sống, cộng tác với nhà báo, nhà văn họ Nguyễn -  anh có hồng phúc sinh ra đã tắm nước sông Hồng, sông Đà nơi ngã ba Bạch Hạc, say gió, gội sương rừng cọ, đồi chè quê hương 18 vị vua Hùng… tạo cho anh tâm hồn, sức lực, trí tuệ cả về Tâm và Tầm. Tôi viết hoa chữ T. là như thế, bởi - với anh hình như hội đủ cả 3 mùa xuân cuộc đời: Mùa xuân tuổi trẻ, mùa xuân trí tuệ và mùa xuân sức khỏe.

Trở lại cuốn sách “Bác Hồ của Nhân dân”, gợi nhớ trong tôi sự kiện 75 năm trước - nơi Ba Đình nắng - ngày 2/9/1945, ấy là trước khi Bác Hồ trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là CHXHCNVN). Trước 20 vạn đồng bào có mặt trên Quảng trường hôm đó, Bác kính yêu hỏi một câu: “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”. Thật thân tình, thật chu đáo, ấm nồng tình yêu giữa lãnh tụ và nhân dân. Ngay sau đó, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ có bài hát “Ba Đình Nắng”, trong đó câu “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” là điểm nhấn mở đầu bản giao hưởng thời đại mới - Thời đại Hồ Chí Minh.

Từ châu Mỹ La tinh, một nhà thơ tôn vinh Hồ Chí Minh là bài ca tự do, bài ca hòa bình. Nhà văn Pháp nổi tiếng Jean Lacouture viết: “Chúng ta khâm phục Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một phong cách hấp dẫn, có thể nói là quyến rũ nữa; một nhà yêu nước không bao giờ nghĩ tới lợi ích riêng tư. Cả thế giới đều biết từ nửa thế kỷ nay dưới 20 bí danh khác nhau, Người sáng lập nước Việt Nam vẫn dương cao ngọn cờ của những người dân thuộc địa. Từ khu phố Mouffetard đến Quảng Trường Đỏ, từ Điện Biên Phủ đến chiến tranh chống Mỹ leo thang. Đây là con người đã tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài nhất chống lại cái trật tự mà các cường quốc áp đặt. Đó là con người bất tử - Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Mùa  Xuân 2021 Tết Tân Sửu sắp tới đây, Bác Hồ đi về thế giới người hiền đã 52 năm. Nhưng tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách của Người vẫn sống mãi, trường tồn cùng non sông xứ sở. Vui Xuân, nhấp chén rượu nồng, đọc sách “Bác Hồ của Nhân dân” là một trong những điều thú vị mang hơi thở nhân văn, văn hóa đọc.

Xuân Nguyễn

Tin khác

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

(CLO) Giải Đua ghe Ngo năm 2024 được tổ chức với quy mô vùng, quy tụ từ 60 đến 65 đội trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội"

(CLO) Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội" - là một trong các hoạt động giàu ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

(CLO) Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký công văn gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Đời sống văn hóa
Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa