Bác Hồ, Đảng và “Lời dặn dò đầu tiên”

Thứ tư, 01/01/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bác Hồ, Đảng, Dân tộc và mùa xuân - không biết tự bao giờ, 4 danh từ ấy luôn song hành, như một thể thống nhất không thể tách rời. Và sự thực, suốt cuộc đời mình, Bác chỉ đau đáu niềm trăn trở lớn nhất là làm sao mang lại những mùa xuân đầm ấm, tươi vui cho Đảng, cho dân tộc.

Đến tận những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời mình, lời đầu tiên trong những lời dặn dò cuối cùng Người để lại, vẫn là “Trước hết là nói về Đảng”. Lời dặn ấy, tròn nửa thế kỷ đã đi qua, vẫn còn nguyên giá trị thời sự vô giá.

bac ho dang va loi dan do dau tien hinh 1

Đến tận những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời mình, lời đầu tiên trong những lời dặn dò cuối cùng Người để lại, vẫn là “Trước hết là nói về Đảng".

1.Trong 5 nội dung chính của Di chúc, Bác dành để nói về Đảng đầu tiên. Trong tổng số hơn 1.000 chữ trong Di chúc, Người đã dành tới 108 chữ để nói về Đảng. Chỉ từng ấy chi tiết thôi cũng đủ cho thấy Đảng và những điều “thiết thân” với một Đảng cầm quyền mà Người nhắc đến trong Di chúc như “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng”, “giữ gìn Đảng thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”…. đã luôn thường trực, chiếm vị trí trung tâm trong mọi suy nghĩ của Người, là tâm huyết, là mong mỏi cháy bỏng của bậc vĩ nhân đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thực ra, không phải tới những năm cuối cùng của cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới trăn trở nhiều đến thế về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Trong quan điểm của Người, muốn Đảng thực sự vững mạnh, đủ sức lãnh đạo cách mạng thì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được coi là một nhiệm vụ chiến lược, một công việc thường xuyên. Bản Di chúc mà Người mất đến hơn 4 năm ròng để nghiền ngẫm, sửa chữa từng câu, từng chữ là lần cuối cùng Người có cơ hội nhấn mạnh về những điều tâm huyết ấy.

2. Những điều tâm huyết, đau đáu về công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng ấy là: Thứ nhất, phải tăng cường đoàn kết, tính thống nhất trong Đảng - giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là nhân tố quyết định sự thành công trong mọi nhiệm vụ. Trong Di chúc, Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Để ý rằng, chỉ trong một đoạn rất ngắn, từ “đoàn kết” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại tới 3 lần và chốt lại bằng một cụm từ rất gợi “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” đủ thấy Người nhấn mạnh thế nào đến yếu tố đoàn kết trong Đảng. Với Người, xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là vấn đề sinh tử của từng tổ chức đảng các cấp, là sinh mệnh của toàn Đảng, là vấn đề sống còn của cách mạng. Tạo dựng được khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong quan điểm của Người, là nền tảng cho mọi thành công, là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của Đảng.

Và “cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nội dung lớn thứ hai: phải phát huy dân chủ trong Đảng, tự phê bình và phê bình thường xuyên và nghiêm túc. Người căn dặn trong Di chúc: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm túc, tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trong nhìn nhận của Bác, “thực hành dân chủ rộng rãi; thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” dường như là 3 yếu tố có mối quan hệ biện chứng khăng khít, có yếu tố này mới có yếu tố kia. Nếu biết rằng, cụm 9 từ “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” được Bác viết thêm vào bản Di chúc trong lần sửa thứ 2, tháng 5/1966, và Bác được giữ nguyên cho đến bản “Di chúc” cuối cùng công bố năm 1969, mới thấy Bác đã trăn trở, suy tư cũng như kỳ vọng nhiều về điều này như thế nào. Trong quan điểm của Người, “Đảng phải yêu thương cán bộ. Nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm…”.

Nội dung thứ ba cũng là nguyên tắc cốt lõi trong xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền đó là việc phải hết sức coi trọng rèn luyện đạo đức cách mạng, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân và những biểu hiện tiêu cực, thoái hóa trong Đảng. Di chúc của Người nhấn mạnh: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Nếu chú ý, sẽ thấy trong đoạn văn chỉ vỏn vẹn 3 câu này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng đến 3 từ phải. Trong đó một từ “phải” đứng đầu câu, như một câu mệnh lệnh, thúc giục. Với Người, đạo đức như gốc của cây, nguồn của sông, “người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Đảng cầm quyền cũng vậy, “Đảng thật trong sạch” thì mới xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân.

bac ho dang va loi dan do dau tien hinh 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951).

3. Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Bác ra đi và để lại những di huấn thiêng liêng. Đất nước, thế sự cũng đã có nhiều thay đổi, nhưng giá trị thời sự và định hướng của bản Di chúc, trong đó những điều dặn dò trước tiên của Người về Đảng, vẫn vẹn nguyên. Thực hiện Di chúc của Người, nửa thế kỷ qua, Đảng ta đã không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng đã được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng, từ Cương lĩnh đến văn kiện các đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, như Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về “Một số vấn đềcơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”;… Về điều này, như nhận định của PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Từ khi thực hiện Di chúc của Bác đến nay, riêng mảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ta có rất nhiều thành tựu, hoàn toàn có thể tự hào về vai trò lãnh đạo và lịch sử vẻ vang của Đảng, thực sự xứng đáng là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Tất nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn những hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Những thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém ấy, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Bởi vậy, nói như GS.TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng lý luận Trung ương, “để đổi mới và phát triển nước ta thành công theo mục tiêu đã đề ra thì đổi mới, chỉnh đốn Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đang trở thành vấn đề của mọi vấn đề mà Đảng ta coi là khâu then chốt. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải tập trung làm tốt khâu then chốt đó”. Còn nói như PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, vấn đề phải tập trung trong công tác xây dựng Đảng hiện nay chính là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực…

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đang cận kề. Nhớ về những di huấn của Người, việc chỉnh đốn, chống suy thoái, biến chất, tự chuyển hóa trong Đảng, xây dựng Đảng ta thành Đảng chân chính cách mạng, thật trong sạch, vững mạnh... trở thành mệnh lệnh “nóng bỏng” hơn bao giờ hết.

Hồng Hà

Tin khác

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, việc thế hệ Gen Z hiểu và thực hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của đất nước. Hào khí 30/4 không chỉ là một kỷ niệm trong quá khứ mà còn là nguồn động viên, khích lệ cho thế hệ trẻ tiếp tục bước đi và xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Đó chính là sứ mệnh cao cả mà thế hệ Gen Z đang nỗ lực thực hiện.

Tin tức
Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

(CLO) Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của hào khí 30/4 đối với thế hệ Gen Z là sự tự hào về quốc gia và dân tộc. Việc nhớ lại lịch sử giúp cho thế hệ Gen Z có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình và tự do, đồng thời khuyến khích họ trân trọng những gì họ đang có và sẵn lòng đóng góp cho xã hội.

Tin tức
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

(CLO) Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tin tức
Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức