Bắc Kinh đáp trả kế hoạch của Joe Biden đưa 'thách thức Trung Quốc" vào chương trình nghị sự của G7

Thứ năm, 18/02/2021 12:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo chống lại 'bè phái độc quyền' và đối đầu ý thức hệ trước cuộc họp vào thứ 6 tới của nhóm G7. Cuộc họp trực tuyến của nhóm G7 sẽ là cuộc đàm phán đầu tiên của tân tổng thống Mỹ kể từ khi nhậm chức vào tháng 1.

Cờ của các thành viên G7 được trưng bày trước một phiên làm việc tại cuộc họp trực tiếp gần đây nhất của nhóm vào tháng 4 năm 2019. Ảnh: AFP

Cờ của các thành viên G7 được trưng bày trước một phiên làm việc tại cuộc họp trực tiếp gần đây nhất của nhóm vào tháng 4 năm 2019. Ảnh: AFP

Trung Quốc đã lên tiếng phản đối “bè phái độc quyền” sau khi Mỹ nói rằng “thách thức Trung Quốc” sẽ được đưa ra trong cuộc họp trực tuyến vào thứ 6 tới của Nhóm bảy quốc gia công nghiệp phát triển.

Trong một tuyên bố hôm chủ nhật vừa qua, Nhà Trắng cho biết tầm quan trọng của việc cập nhật các quy tắc toàn cầu để giải quyết các thách thức kinh tế, chẳng hạn như những thách thức do Trung Quốc đặt ra sẽ là một trong những vấn đề chính cần thảo luận, cùng với phản ứng quốc tế đối với đại dịch Covid-19 và kinh tế thế giới phục hồi.

Đây sẽ là cuộc họp G7 đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi nhậm chức vào tháng 1. Nhóm các nhà lãnh đạo gặp nhau lần cuối vào tháng 4 năm ngoái.

Khi được hỏi về cuộc họp và chương trình nghị sự, Bắc Kinh cho biết họ phản đối “chính trị bè phái” và đối đầu ý thức hệ.

Vào hôm thứ 3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng: “Chúng tôi phản đối chính trị nhóm dựa trên sự chia rẽ ý thức hệ, hình thành các bè phái độc quyền và áp đặt ý chí của một nhóm thiểu số quốc gia lên xã hội quốc tế”.

Những hành vi như thế này sẽ không được cộng đồng quốc tế ưa chuộng, cũng như không mang lại lợi ích cho chính các quốc gia, và sẽ chỉ đẩy thế giới tới sự chia rẽ và thậm chí là đối đầu”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng, tất cả các cuộc họp quốc tế nên có lợi cho chủ nghĩa đa phương và các vấn đề toàn cầu nên được quản lý tập thể bởi các quốc gia khác nhau. 

"Chúng tôi hy vọng rằng tất cả mọi người sẽ làm việc cùng nhau để làm cho thế giới này tốt hơn thay vì tồi tệ hơn, hòa bình hơn thay vì nhiều sóng gió hơn, và đoàn kết hơn thay vì chia rẽ nhiều hơn.”

Trung Quốc, vốn đã bị ràng buộc bởi sự cạnh tranh với Mỹ và cũng đã có mối quan hệ xung đột với một số thành viên G7 khác, bao gồm cả Anh - nước đã giữ chức chủ tịch của nhóm trong năm nay và sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo vào tháng 6 - và Canada .

Vào hôm thứ 3, Bắc Kinh đã gọi Canada là “đạo đức giả và đáng khinh bỉ” khi dẫn đầu liên minh của Mỹ và 57 quốc gia khác tố cáo không ràng buộc về việc bắt giữ tùy tiện công dân nước ngoài do nhà nước bảo trợ.

Động thái này được coi là một nỗ lực nhằm gia tăng áp lực ngoại giao đối với Trung Quốc, nơi người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor đã bị bắt giữ kể từ tháng 12 năm 2018. Họ bị bắt ngay sau khi nhà chức trách Canada Meng Wanzhou, giám đốc điều hành Huawei Technologies, bị bắt theo yêu cầu dẫn độ tới từ Mỹ.

Căng thẳng cũng đang gia tăng giữa Bắc Kinh và London về một loạt vấn đề, bao gồm cả Hồng Kông và Huawei. Sự khác biệt giữa họ tăng lên vào tuần trước khi các cơ quan quản lý truyền thông Anh thu hồi giấy phép của kênh tin tức quốc tế CGTN thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã cấm BBC.

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết ông chia sẻ lo ngại về mức độ tiếp cận đối với về vấn đề tìm hiểu thực tế Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc.

G7 là một khối không chính thức gồm các quốc gia công nghiệp phát triển của phương Tây bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Nhóm G7 sẽ họp hàng năm để thảo luận về các vấn đề như kinh tế toàn cầu và an ninh quốc tế.

Tỷ trọng GDP toàn cầu của khối đã giảm từ gần 70% vào ba thập kỷ trước xuống còn khoảng 1/3 ngày nay. Các nhà phê bình cho rằng tầm quan trọng của nó đã giảm đi cùng so với các nhóm kinh tế khác rộng lớn hơn, chẳng hạn như G20, một diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Chính phủ và Thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới cùng với Liên minh châu Âu, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ và được coi là đại diện hơn cho nền kinh tế thế giới.

Huy Hoàng

Tin khác

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

(CLO) Sự nóng lên toàn cầu đang đặt ra những câu hỏi lớn cho tương lai của ngành du lịch và cách xử lý các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Úc.

Thế giới 24h
Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h