Bắc Ninh: Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở

Thứ năm, 06/08/2020 12:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để chủ động đối phó với thiên tai bất thường có thể xảy ra, các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển khai, thực hiện ph­ương châm “Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở" nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với tinh thần chỉ đạo: Chủ động phòng tránh, ứng phó nhanh, khắc phục kịp thời, hiệu quả lấy phòng tránh là chính với phương châm "4 tại chỗ", trước mùa mưa lũ, nhiều địa phương đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng nhằm đảm bảo ứng phó với thiên tai. Từ đầu năm đến nay, thiên tai xảy ra bất thường và khắc nghiệt, nhất là với loại hình dông lốc, gió giật mạnh, mưa đá, đặc biệt do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn làm 1.552ha diện tích lúa, hoa mầu bị đầy nước. Sở NN&PTNT đã chủ động kiểm tra, đôn đốc các Công ty chỉ đạo bơm tiêu hoạt động hết công suất đảm bảo tiêu thoát nước kịp thời không ảnh hưởng đến lúa và hoa màu.

Mặt khác nắng nóng và các đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại tăng cường đã gây ra một số ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và kinh doanh của nhân dân.

Năm 2019 trên phạm vi cả nước thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng vẫn mang nhiều yếu tố cực đoan, dị thường trên khắp các vùng miền của cả nước với 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 12 trận rủi ro thiên tai cấp độ 3 với 8 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới. Số đợt thiên tai dù diễn ra ít hơn năm 2018 nhưng vẫn gây thiệt hại lớn về người và tài sản, thiên tai đã làm 133 người chết và mất tích (giảm 40% so với năm 2018), thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhưng vẫn là một năm giảm kỷ lục về thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh luôn xác định công tác Phòng chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và của mọi người dân: Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật; Quán triệt thực hiện có hiệu quả theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả; Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất; Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

Để ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai, Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và cứu nạn năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PCTT; rà soát, điều chỉnh quy chế hoạt động, phân công rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành viên để đảm bảo hiệu quả hoạt động; cập nhật, hoàn thiện kịch bản phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó kịp thời; tổ chức đào tạo, tập huấn cho lực lượng làm công tác PCTT và cộng đồng; sử dụng hiệu quả Quỹ PCTT tại các địa phương trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, nhất là nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dự báo và PCTT các cấp; bổ sung các trạm quan trắc khí tượng thủy văn, hiện đại hóa công nghệ dự báo; rà soát đầu tư nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, khu vực neo đậu thuyền tránh trú bão. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác PCTT, cứu hộ, cứu nạn.

Ngay sau Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và cứu nạn năm 2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Thành yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác PCTT&TKCN năm 2020. Trong đó, tập trung kiểm tra rà soát, đánh giá hiện trạng công trình chống lũ, chống úng, tiến hành tu bổ, sửa chữa đê, kè, cống, các công trình phục vụ tiêu úng; xử lý các vi pham pháp luật đê điều và công trình thủy lợi cũng như khai thác cát sỏi lòng sông trái phép…

Mục tiêu chính công tác phòng chống thiên tai năm 2020 đối với tỉnh Bắc Ninh là: Giữ vững hệ thống đê sông chính gồm các tuyến: Tả, hữu sông Đuống, hữu sông Cầu, hữu sông Thái Bình, hữu sông Cà Lồ với mức lũ thiết kế. Khi có lũ v­ượt mức lũ thiết kế cần tập trung mọi nguồn lực cao nhất để hộ đê, đồng thời triển khai các phương án đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước, của nhân dân, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.; Các tuyến đê bối (đê cấp V) kiên quyết không để vỡ bối đột ngột vào ban đêm làm ảnh h­ưởng đến đê chính và nhân dân sống trong vùng bối; Chủ động kịp thời tiêu nư­ớc đệm, bơm tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra hạn chế đến mức tối đa diện tích úng ngập mất trắng, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội; Nắm bắt kịp thời diễn biến thời tiết, chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh và khắc phục hậu quả do bão, mưa, lũ, không khí lạnh, nắng nóng gây ra sát với tình hình thực tế.

Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác PCTT của Tỉnh đề ra là tập trung chỉ đạo hoàn thành khối lư­ợng tu bổ đê, kè, cống được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh giao đảm bảo tiến độ, chất l­ượng công trình theo quy định. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình chống lũ, chống úng. Chủ động tu bổ sửa chữa những hư hỏng phát sinh nằm ngoài kế hoạch tu bổ được giao, đảm bảo an toàn cho đê điều và chống úng nội đồng đạt hiệu quả cao nhất.      

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cho nhân dân trong việc thực hiện Luật phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong việc quản lý bảo vệ đê điều và công trình thuỷ lợi trên địa bàn. Các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp xã, thôn cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ công trình Thuỷ lợi và Đê điều, thường xuyên duy trì các biện pháp quản lý, xử phạt hành chính, tổ chức cưỡng chế các trường hợp cố tình vi phạm ngay từ khi mới xuất hiện.

Thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh năm 2020, các địa phương đã chủ động triển khai các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao.

Minh Hằng

Tin khác

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống
Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Độc đáo, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên tổ chức tại mép nước bãi tắm Công viên nước Đại Dương (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện diễn ra vào 20h ngày 28/4.

Đời sống
Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống