Bạch hầu - "Kẻ treo cổ" có mức lây nhiễm không kém Covid-19

Thứ tư, 24/06/2020 10:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tây Ban Nha từng gọi căn bệnh này là "kẻ treo cổ" (El garatillo) vì ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.

Đến nay, bạch hầu vẫn là nỗi lo của cộng đồng, nhất là ở những nơi có điều kiện sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, bởi bệnh có nguy cơ tử vong cao và lây lan rất nhanh.

Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong cho hàng triệu trẻ em trên thế giới. Theo Historyofvaccines, tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu dao động khoảng 20% ​​đối với những trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 40 tuổi, 5-10% đối với những người từ 5-40 tuổi.

Một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc

bach hau

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.

Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc. Các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Bệnh bạch hầu thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản và có thể sẽ thấy lạ là bệnh này cũng có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.

Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng sáu ngày.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae lây nhiễm qua 2 đường chính:

- Giọt bắn trong không khí: Tương tự Covid-19, khi người bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ tiết ra giọt bắn mang theo vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, những người ở gần có thể hít phải và nhiễm bệnh. Mức độ lây lan trong những nơi đông đúc càng cao.

- Các vật dụng cá nhân hoặc gia đình người mắc bạch hầu: Những người thân hoặc nhân viên y tế khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân bạch hầu có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae qua các vật dụng của người bệnh như khăn tay, khăn giấy… Chạm vào vết thương hở, bị nhiễm trùng của người bệnh cũng có khả năng lây nhiễm bạch hầu.

Những người lành bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu ngay cả khi không có biểu hiện bệnh có thể lây nhiễm cho người khác nếu họ chưa tiêm phòng vaccine bệnh này.

Biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu là sốt, viêm họng, ho, viêm mũi, đau khi nuốt, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng. Cổ họng và amidan bị màng dày, xám bao phủ.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu

Nếu không được điều trị, bạch hầu có thể dẫn đến:

- Cản trở hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tạo ra độc tố. Độc tố này gây tổn thương mô ở vùng bị nhiễm trùng ngay lập tức - thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng làm hình thành một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp, gây khó thở cho người bệnh

- Đau tim, viêm cơ tim: Độc tố bạch hầu có thể nhiễm vào máu và làm hỏng các mô khác trong cơ thể, gây viêm cơ tim, tổn thương cơ quan này. Tổn thương nặng có thể gây suy tim sung huyết và đột tử.

- Tổn thương thần kinh: Dây thần kinh đến cổ họng là cơ quan thần kinh đầu tiên bị các vi khuẩn bạch hầu tấn công, gây khó nuốt. Dây thần kinh đến cánh tay và chân cũng có thể bị viêm, gây yếu cơ.

Cách phòng ngừa

Bệnh bạch hầu có thể phòng tránh bằng cách tiêm vaccine. Chúng ta nên đánh giá tiêm chủng 5 năm một lần và thực hiện phản ứng Shick để đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu ở trẻ.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, người dân nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Nhà trẻ, nơi ở, lớp học cần đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ và đủ ánh sáng. Thực hiện thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

DL

Tin khác

Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

Diễn biến mới nhất vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai

(CLO) Hiện tại có 120 bệnh nhân được điều trị ngoại viện, 399 ca đang điều trị tại các bệnh viện và 2 bệnh nhi chuyển biến nặng phải chuyển lên tuyến trên.

Sức khỏe
Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

Thai phụ 32 tuổi mất con ở tuần 40 vì biến chứng tiểu đường

(CLO) Thai phụ này trong quá trình mang thai rất nhiều yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu bị đái tháo đường nhưng chủ quan đã không tham khám và điều trị đúng cách dẫn đến thai lưu.

Sức khỏe
Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng ngày 4/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức lễ gắn biển công trình “Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (19/5/1890-19/5/2024), tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải.

Sức khỏe
Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

(CLO) Theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, đặc biệt là các ca đang điều trị hồi sức tích cực, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.

Sức khỏe