Đấu tranh phòng chống tham nhũng: Cuộc chiến không dừng, không nghỉ, không chùng xuống!

Bài 1: Chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”

Thứ năm, 10/12/2020 20:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc đấu tranh PCTN ở nước ta đã trở thành phong trào quần chúng, xu thế không ai có thể cưỡng lại được. Hàng trăm vụ án vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng phức tạp vào diện chỉ đạo- tất cả khẳng định mạnh mẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” của Đảng.

LTS: Kể khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng  (PCTN) đến nay, nhất là sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu. Có thể nói, “cuộc cách mạng” trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Không còn “hạ cánh an toàn”

Cùng với những thành tựu “rất quan trọng” và “khá toàn diện” trên các lĩnh vực mà đất nước ta đã đạt được, kết quả công tác PCTN là một trong những điểm sáng, là dấu ấn nổi bật trong nhiệm kỳ Đại hội XII.

Có thể khẳng định, công tác PCTN dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có “chuyển biến mạnh mẽ, được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, tích cực”, tham nhũng “từng bước được kiềm chế”. Đặc biệt, đã phát hiện, điều tra làm rõ bản chất tư lợi, chiếm đoạt, xử lý nghiêm minh nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.370 cán bộ, đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp ủy có thẩm quyền xử lý kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Trong đó, có 23 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (có 2 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, 1 đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Các cơ quan tiến hành tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra 12.178 vụ/20.668 bị can, truy tố 10.397 vụ/20.354 bị can, xét xử sơ thẩm 9.918 vụ/19.026 bị cáo về các tội tham nhũng, trật tự quản lý kinh tế và tội phạm khác về chức vụ. Ban Chỉ đạo đã đưa 120 vụ án, 95 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo (trong đó, Ban Chỉ đạo 110 được thành lập theo Quyết định số 110-QĐ/TW, ngày 24/01/2018, của Ban Bí thư theo dõi, chỉ đạo xử lý 10 vụ án/68 bị can liên quan đến Phan Văn Anh Vũ và Đinh Ngọc Hệ).

Hai bị cáo Trần Phương Bình và Phan Văn Anh Vũ (ảnh st)

Hai bị cáo Trần Phương Bình và Phan Văn Anh Vũ (ảnh st)

Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, xử lý nghiêm minh, có lý, có tình một số cán bộ cao cấp cả đương chức và đã nghỉ hưu, có vi phạm liên quan đến các vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Trong đó, có 15 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (6 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, 6 sĩ quan cấp tướng), 11 sĩ quan cấp thượng tá, đại tá.

Theo ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương: Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đang dần được khắc phục. Một số vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, mà lâu nay được cho là “vùng cấm, nhạy cảm”, và nhiều vụ, việc kéo dài từ những năm trước đã được chỉ đạo xử lý dứt điểm, nghiêm minh, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả. Đây là điểm sáng trong cuộc đấu tranh PCTN, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước cũng như hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh PCTN vừa qua, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Từ sau Hội nghị Trung ương 11 (tháng 10/2019) đến tháng 5/2020, đối với các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo, đã kết thúc điều tra 13 vụ/79 bị can, truy tố 15 vụ/105 bị can, xét xử sơ thẩm 19 vụ/106 bị cáo, nhất là: Lần đầu tiên xét xử công khai, nghiêm minh 2 cán bộ nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng về tội nhận hối lộ và lãnh đạo doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước về tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG (Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu); Hay xét xử 2 cán bộ nguyên chủ tịch, 2 cán bộ nguyên phó chủ tịch ủy ban nhân cấp tỉnh phạm tội liên quan đến các sai phạm trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước, quản lý đất đai trong vụ án Phan Văn Anh Vũ; 1 cán bộ nguyên thứ trưởng phạm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 1 cán bộ nguyên thứ trưởng do hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án Đinh Ngọc Hệ;...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói  khi phải xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp cao: “Thật là đau lòng nhưng chúng ta không thể không làm. Vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, vì sự tối thượng của pháp luật nhà nước, vì sự trong sạch của Đảng và vì ý nguyện của nhân dân, chúng ta đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm trong thời gian tới”.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 2 tổ chức đảng đó là Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa; 12 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý gồm: 6 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ); 3 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng, 5 phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… 

Sẽ không “chững lại” hay “chùng xuống’’

Theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Bởi vậy, PCTN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; phải được tiến hành ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các biện pháp; có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Người đứng đầu phải gương mẫu, quyết liệt và chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Phải kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi né tránh, dung túng, bao che tham nhũng; nhưng phải đánh giá đúng, bảo vệ những cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu chủ động, tích cực phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, không chùng xuống hay chững lại

Chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, không chùng xuống hay chững lại

Công tác PCTN sẽ không “chững lại” hay “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, đó cũng là khẳng định của ông Nguyễn Thái Học, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư tại buổi họp báo thông tin Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013 - 2020.

Theo ông Học, nhiều người dân, cử tri lo lắng, nhiệm kỳ Đại hội XIII, công cuộc “đốt lò” liệu có còn “nóng” như nhiệm kỳ XII hay không?. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo, trong nhiều phiên họp cũng đặt vấn đề này. Ông cho biết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần kết luận, công cuộc đấu tranh PCTN sẽ không dừng, không nghỉ, không chùng xuống mà phải làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn.

Phó trưởng ban Nội chính T.Ư cũng nhấn mạnh: Tổng Bí thư nói rằng đấu tranh PCTN đã trở thành phong trào quần chúng, đã trở thành xu thế không ai có thể cưỡng lại được. Ai không muốn làm, không dám làm thì đứng dẹp sang một bên để người khác làm. Đó là quyết tâm chính trị của người đứng đầu Đảng, Nhà nước chúng ta. Như vậy, chắc chắn công tác đấu tranh PCTN trong giai đoạn tới vẫn mạnh mẽ, quyết liệt.

Tin khác

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức
Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức