Quảng Ninh- Hình mẫu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Bài 1: Chuyển đổi từ "nâu" sang "xanh" hay sự mạnh dạn thay đổi của Quảng Ninh

Chủ nhật, 20/11/2022 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mô hình tăng trưởng không bền vững, quá phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng, chưa quan tâm đúng mức tới những công nghệ mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường… Quảng Ninh đã sớm nhận diện những yếu tố kìm hãm sự phát triển bền vững của tỉnh và đã mạnh dạn thay đổi chính mình.

Sự kiện: Quảng Ninh

LTS: Cách đây 2 năm, tại buổi làm việc, đánh giá về sự phát triển của Quảng Ninh trong thời gian qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khi đó là Thủ tướng Chính phủ  đã nhấn mạnh: Quảng Ninh chính là hình mẫu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các địa phương trong cả nước. Và thực sự, cho đến nay, với cách làm sáng tạo, không ngừng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, mô hình chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của Quảng Ninh đã thực sự mang lại những đổi thay tích cực cho mảnh đất này.  
Bài liên quan

Từ chuyện của hơn 10 năm trước

Ngắm nhìn một Quảng Ninh xanh, sạch, đẹp và hiện đại hôm nay khó ai có thể được tượng cách đây hơn 10 năm, địa phương có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đang chịu sức ép nặng nề về ô nhiễm môi trường sinh thái do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới. Tỷ trọng công nghiệp xấp xỉ 60% cơ cấu kinh tế, ngành than đóng góp lớn lớn cho tỉnh với số thu nội địa luôn chiếm hơn 60%. Toàn tỉnh có trên 240 mỏ và điểm quặng đã và đang được khai thác; trong đó, sản lượng khai thác nguyên khai một năm các loại khoáng sản như than đạt trên 40 triệu tấn, vật liệu xây dựng trên 1,4 triệu m³, đá vôi xi măng trên 6,5 triệu tấn, sét xi măng trên 1,3 triệu tấn... Chỉ riêng số thu ngân sách từ ngành Than đã chiếm 67% số thu nội địa của tỉnh mỗi năm.

bai 1 chuyen doi tu nau sang xanh hay su manh dan thay doi cua quang ninh hinh 1

Tuy vậy, cũng chính 240 mỏ và điểm quặng ấy đã là thủ phạm kéo theo hàng trăm triệu tấn đất đá, nước thải ra môi trường. Các trung tâm sản xuất nhiệt điện, xi măng, đóng tàu... tập trung bên bờ vịnh Hạ Long, Bái Tử Long tác động không nhỏ đến môi trường du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế biển đảo, nguồn lợi thủy hải sảnTheo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, tỷ lệ rừng che phủ trên toàn tỉnh bị suy giảm, đặc biệt rừng núi đá vôi ở những nơi bị phá hủy không thể khôi phục được. Hiện tượng xói mòn, sạt lở xảy ra khá phổ biến, đe dọa đến tính mạng, phá hủy tài sản, hoa màu của nhân dân và các công trình công cộng. Hơn 30 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý từ hoạt động khai thác than hàng năm thải trực tiếp ra môi trường đã làm bẩn nguồn sinh thủy. Trong khi đó, đất nông nghiệp bị suy kiệt, giảm năng suất cây trồng, phát sinh nhiều loại dịch bệnh

Riêng thị xã Cẩm Phả, vịnh Bái Tử Long nằm trong quần thể du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long  đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng bởi hàng chục dự án san lấp mở rộng không gian đô thị bừa bãi, thiếu quy hoạch. Hầu hết các dự án đổ đất lấn biển xây dựng khu đô thị mới và khu công nghiệp ở thị xã này đều chưa quan tâm đến việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, từ làm đường đến các công trình phụ trợ, hệ thống thoát nước. Lượng chất thải nguy hại khoảng 3.300 tấn phát sinh hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cùng với gần 220.000 tấn rác thải công nghiệp chưa được xử lý theo đúng quy trình; hàng trăm tấn lưu huỳnh thải ra liên tục... đang đe dọa đến môi trường.

Thực ra, thực tế này, nói như PGS.TS Trần Đình Thiên, thời trước, dù biết vậy nhưng Quảng Ninh vẫn không thể nào làm được vì bớt khai thác than sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, thu nhập của150 ngàn công nhân mỏ. Áp lực xã hội và thách thức kinh tế đều rất lớn, vượt qua là bất khả thi. Vì thế, sau nhiều năm vấn đề vẫn không được giải quyết. Không thể thay đổi hiện trạng nếu vẫn giữ cách làm cũ. Chân lý đơn giản là như vậy.

Hành động quyết liệt 

Điều may mắn là từ những năm đầu của nhiệm kỳ 2010-2015, Quảng Ninh đã sớm nhận diện những yếu tố kìm hãm sự phát triển bền vững của tỉnh. Đơn cử như mô hình tăng trưởng không bền vững, quá phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng, đồng thời, các ngành, lĩnh vực tại Quảng Ninh chưa được quan tâm đầu tư về khoa học công nghệ, đặc biệt là những công nghệ mới, sạch, thân thiện với môi trường… Đồng thời, Quảng Ninh xác định, phải mạnh dạn thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.

bai 1 chuyen doi tu nau sang xanh hay su manh dan thay doi cua quang ninh hinh 2

Để tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện, mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh đã được đưa ra bàn và nhận được sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị, cũng như của nhân dân trong tỉnh tại các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2010-2015), Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2015-2020).

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã nhấn mạnh: Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc và cả nước... Đồng thời cũng nhấn mạnh: Tăng trưởng kinh tế đảm bảo chỉ tiêu đề ra trên nền tảng phát triển bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh vững chắc. Nâng cao chất lượng và tỷ trọng các ngành dịch vụ, nhất là du lịch; phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".

 
bai 1 chuyen doi tu nau sang xanh hay su manh dan thay doi cua quang ninh hinh 3

Những quan điểm, nghị quyết, chỉ thị liên quan đến tăng trưởng xanh của Quảng Ninh đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Tỉnh đã sáng tạo những cách làm mới, mô hình mới, thậm chí là chưa có trong tiền lệ ở Việt Nam.

Như nhìn nhận của PGS.TS Trần Đình Thiên, lãnh đạo Quảng Ninh đã thiết kế ra những chương trình hành động quyết liệt bám sát chiến lược chuyển từ “nâu” sang “xanh” bằng tư duy, tầm nhìn đột phá. Có lẽ vì thế mà Quảng Ninh đã đi được đúng quỹ đạo đó và xác lập được vị thế cho mình.

Trong kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Quảng Ninh đặt mục tiêu, đến năm 2020, giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8-10% (so với năm 2010); giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng khoảng 10-20% so với phương án phát triển bình thường; tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%; tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu đạt 100%; tỷ lệ đầu tư phát triển các ngành nghề hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên đóng góp 3-4% GDP...

PV

Bình Luận

Tin khác

TP HCM có mưa đầu mùa 'giải nhiệt' sau chuỗi ngày nắng nóng

TP HCM có mưa đầu mùa 'giải nhiệt' sau chuỗi ngày nắng nóng

(CLO) Khoảng 15h chiều nay (3/5), một số nơi tại TP HCM đã có mưa đầu mùa. Một số nơi khác bao gồm khu vực trung tâm trời đang chuyển mây đen.

Đời sống
Hải Dương: Tát nữ sinh lớp 7, thanh niên bị xử phạt 8 triệu đồng

Hải Dương: Tát nữ sinh lớp 7, thanh niên bị xử phạt 8 triệu đồng

(CLO) Sáng 3/5, Công an TP Hải Dương xác nhận, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành chính nam thanh niên ở xã An Thượng, TP. Hải Dương do tát nữ sinh nhiều lần vào vùng mặt và đầu.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/5/: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày 3/5/: Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng văn quốc gia: Dự báo thời tiết 3/5/2024, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đời sống
Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng 'Tháng hành động vì an toàn thực phẩm' năm 2024

Ninh Bình: Tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024

(CLO) Ngày 2/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Ninh Bình tổ chức tuyên truyền lưu động hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 tại một số địa phương trong tỉnh.

Đời sống
Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo phòng, chống đuối nước khi hè về

(CLO) Để chủ động các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, đặc biệt trong dịp hè, Công an tỉnh Hà Nam khuyến cáo cần bố trí các biển cảnh báo, biển cấm và các giải pháp để bảo đảm an toàn; gia đình và nhà trường tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng bơi cho trẻ em,...

Đời sống