Quảng Ninh- Hình mẫu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Bài 2: Chuyển đổi từ "nâu" sang "xanh": Làm nên một Quảng Ninh khác…

Thứ hai, 21/11/2022 11:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù trải qua 3 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với nhiều khó khăn, thách thức lớn, song dự kiến, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Quảng Ninh ước đạt 10,21% so cùng kỳ. Đây là năm thứ 7 liên tiếp (2016-2022), Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số.

Sự kiện: Quảng Ninh

Bài liên quan

Kỳ tích mới này tiếp tục là minh chứng cho sự thành công trong chiến lược chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà Quảng Ninh đã thực hiện những năm qua, làm thay đổi nhanh diện mạo, tạo ra một Quảng Ninh khác biệt phát triển vượt trội.

Một Quảng Ninh mới…

Một nhà báo đã viết rằng: Từ 10 năm về trước, để đến với Quảng Ninh, du khách thường mất khoảng 3 đến 4 giờ đi từ Hà Nội. Quốc lộ 18 xuyên suốt từ đầu đến cuối tỉnh dài chừng 300km được ví von là "con đường đau khổ". Ấn tượng của nhiều người về Vùng mỏ, đúng như cái tên, là những con đường ngập bụi khi nắng, hóa bùn nhão khi mưa. Nhiều khu vực ở Mạo Khê - Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, ngay cả vùng ven của TP. Hạ Long cũng không thoát khỏi cảnh nhà cửa, phố xá phủ một lớp màu đen đúa, nhếch nhác.

bai 2 chuyen doi tu nau sang xanh lam nen mot quang ninh khac hinh 1

Cầu Vân Tiên hiện là cây cầu vượt biển dài nhất Quảng Ninh, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, kết nối hạ tầng giao thông của tỉnh và cả nước. Ảnh: TTXVN

Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã hoàn toàn đổi khác. Giờ đây, ở Quảng Ninh không có chuyện vận chuyển than bằng ô-tô hay tàu phà như trước. Ngoài ra, tỉnh đã đưa ra lộ trình giảm dần việc khai thác mỏ than lộ thiên, tăng khai thác hầm lò. Những nơi còn khai thác lộ thiên phải áp dụng công nghệ phun sương dập bụi, trồng cây che chắn để giảm bụi. Người dân Quảng Ninh, du khách tới Quảng Ninh giờ đây không còn phải trải nghiệm nỗi khốn khổ vì liên tục phải “hít” phải khí than.

Không chỉ là cảm nhận của người dân, du khách, Quảng Ninh được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các nhà hoạch định chiến lược chính sách quốc gia, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế đánh giá có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ngày càng bền vững hơn. Minh chứng rõ ràng nhất là cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên hữu hạn sang công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch. Hiện tỷ trọng đóng góp ngành khai khoáng trong GRDP đã giảm từ 21,3% (năm 2015), xuống còn 17,3% (năm 2020). Điều này cho thấy, đóng góp vào thu nội địa của ngành Than mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song có xu hướng giảm dần.

“Nhà vô địch” phát triển kinh tế

Không chỉ là sự thay đổi ngoạn mục về môi trường. Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc. Kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ bình quân 5 năm 2016-2020 đạt 10,7% so với giai đoạn 2011-2015 là 9,2%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính tiếp tục được cải thiện, nâng cao. Quảng Ninh không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm sâu từ 4,56% năm 2015 xuống còn 0,52% năm 2019. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký chia sẻ, Quảng Ninh bắt đầu bứt phá và tăng tốc từ giai đoạn 2011-2015 với cách làm sáng tạo, quyết liệt. Năm 2020 "gặt hái" những "trái ngọt" đầu tiên trong hành trình chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững của địa phương ở cực Đông Bắc Tổ quốc. Đến cuối năm 2020, Quảng Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định so với bình quân chung của cả nước, bình quân 5 năm tăng 10,7%.

Năm 2021, trong điều kiện bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh, nhưng Quảng Ninh vẫn đạt được mức tăng trưởng 10,28% (đứng thứ 2 cả nước). Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam- tại Diễn đàn kinh tế - tài chính 2022 được tổ chức hồi tháng 6/2022, đã cho rằng: "Nhắc đến vai trò khu vực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tôi muốn dùng hình ảnh khác, trong vùng kinh tế trọng điểm cần đảm bảo có vai trò của "đôi cánh" đột phá là Hải Phòng và Quảng Ninh. Cho đến nay Hải Phòng và Quảng Ninh đang là cái nôi cải cách của nền kinh tế và động lực của phát triển kinh tế của Việt Nam. Hai nhà vô địch cải cách đang ở đây".

Đặc biệt, trước đó 2 năm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là Thủ tướng Chính phủ, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ngày 24/5/2020 đã khẳng định: Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Quảng Ninh thời gian gần đây cho thấy có sự đóng góp lớn không chỉ của “vàng đen” với sự đầu tư phát triển của ngành than theo hướng sử dụng công nghệ mới, hiện đại mà còn của “vàng xanh” chính là sự bứt phá về du lịch dịch vụ với việc đầu tư các địa điểm du lịch nổi tiếng theo hướng quy mô, xanh, sạch, đẹp. Đưa Quảng Ninh trở thành địa điểm nổi tiếng của Việt Nam về du lịch. Quảng Ninh chính là hình mẫu về chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các địa phương trong cả nước.

Dù trải qua 3 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với nhiều khó khăn, thách thức lớn, song dự kiến, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Quảng Ninh ước đạt 10,21% so cùng kỳ. Đây là năm thứ 7 liên tiếp (2016-2022), Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Ninh, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện đáng kể, quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt, ước đạt trên 258.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với quy mô năm 2021.

Khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng, tăng 6,38%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 97.766 tỷ đồng, tăng 10,19% cùng kỳ. Khu vực dịch vụ phục hồi nhanh, là động lực tăng trưởng chính, tăng 17,34% (năm 2021 tăng 5,8%), đóng góp 5,44 điểm % trong tăng trưởng GRDP.

bai 2 chuyen doi tu nau sang xanh lam nen mot quang ninh khac hinh 2

Mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” thay đổi diện mạo Quảng Ninh.

Tổng khách du lịch ước đạt 11,6 triệu lượt, gấp trên 2,6 lần so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 24% dự toán Trung ương giao, tăng 7% dự toán tỉnh giao, tăng 8% cùng kỳ; trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện đạt 14.500 tỷ đồng, tăng 37% dự toán, tăng 45% so với cùng kỳ; thu nội địa ước thực hiện đạt 42.000 tỷ đồng, tăng 18% dự toán Trung ương giao, bằng 100% dự toán giao đầu năm, tương đương cùng kỳ.

Năm 2022, Quảng Ninh triển khai, hoàn thành nhiều công trình, dự án trọng điểm như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; Bệnh viện Lão khoa - Phục hồi chức năng tỉnh; bến cảng cao cấp Ao Tiên; đường trục chính trung tâm Khu đô thị Cái Rồng (giai đoạn 2)...

Song song với đó, tỉnh cũng tổ chức khởi công các dự án mới như: dự án nhà ở xã hội tại đồi Ngân Hàng, dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Phổi Quảng Ninh (thành phố Hạ Long); khởi công tổ hợp dự án nhà máy sản xuất công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc…

Một Quảng Ninh đang mới, đang khác đi mỗi ngày, để dần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện ở phía Bắc.

PV

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

Hà Nội: Thực hiện nghiêm các quy định về việc đấu giá 03 mỏ cát

(CLO) Ngày 4/5, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 1325/UBND-TNMT về việc đấu giá 03 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc (Thượng Cát), Tây Đằng - Minh Châu.

Đời sống
Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

Bắc Ninh: Phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, tại Khu công nghiệp VSIP, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân” năm 2024.

Đời sống
TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh 'không tem, không nhãn mác'

TP.HCM: Phát hiện gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh "không tem, không nhãn mác"

(CLO) Cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) vừa phát hiện và tạm giữ gần 8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ, trị giá khoảng 550 triệu đồng.

Đời sống
Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

Gia Lai: Phát hiện thi thể người đàn ông trong vườn cao su

(CLO) Sau khi phát hiện người đàn ông chết trong lô cao su, người dân đã báo với cơ quan chức năng để xác định danh tính nạn nhân.

Đời sống
Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống