Quảng Ninh - Phát huy vai trò trụ cột khu vực công nghiệp- xây dựng trong tăng trưởng GRDP

Bài 1: Công nghiệp - xây dựng: Động lực quan trọng của nền kinh tế Quảng Ninh

Thứ ba, 09/11/2021 16:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2021 trên 10%, tỉnh Quảng Ninh xác định khu vực công nghiệp-xây dựng tiếp tục trở thành trụ cột tăng trưởng quan trọng, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cùng những công trình hạ tầng động lực được kỳ vọng tạo ra những đột phá phát triển mới.

Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế

Năm 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 51,82% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với tốc độ tăng trưởng cả năm tăng 13,5%, đóng góp 6,02 điểm % vào mức tăng trưởng chung. Trong đó, ngành công nghiệp tăng cao, với chỉ số sản xuất tăng 11,98% so với năm 2019.

Bài liên quan

Đáng chú ý, một số ngành đã ghi nhận tăng trưởng vượt bậc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong đó có thể kể đến sự vươn lên của ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng cao, gần 17%, chiếm 9,8% GRDP của tỉnh, tăng 0,4 điểm % so với năm 2019; chỉ số sản xuất của ngành này cũng tăng 17,79% so với năm 2019. Cùng với đó, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng cũng đạt được mức tăng 10,63% so với năm 2019; ngành sản xuất phân phối điện tăng 9,83%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,89%...

Đối với ngành xây dựng, việc khởi công nhiều công trình, dự án quan trọng, cùng với việc tập trung triển khai quyết liệt các dự án đầu tư công, dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh, như: Dự án đường nối KCN Cái Lân qua KCN Việt Hưng đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; cầu Cửa Lục 1; cầu Cửa Lục 3; Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Hưng (TP. Hạ Long); nút giao Đầm Nhà Mạc; đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả (giai đoạn 1); đường nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1); tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái... đã góp phần tăng khối lượng, tăng giá trị tăng thêm của ngành xây dựng đạt 31%, chiếm tỷ trọng 6,8% GRDP của tỉnh.

bai 1 cong nghiep  xay dung dong luc quan trong cua nen kinh te quang ninh hinh 1

Chế tạo màn hình tivi tại Công ty TNHH Competition Team Technology tại KCN Đông Mai. Ảnh Minh Đức

Từ đầu năm 2021 đến nay, trong bối cảnh ngành du lịch, dịch vụ tiếp tục bị đình trệ, thì các ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển ổn định. Các dự án, trọng tâm là các dự án trọng điểm, động lực tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ, đã tác động tích cực, tạo động lực và dư địa cho các ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Chính sự tăng trưởng của các ngành trong khu vực công nghiệp - xây dựng thời gian qua, không chỉ góp phần bù đắp lại sự sụt giảm của khu vực dịch vụ, mà còn tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định của tỉnh trong bối cảnh khó khăn thách thức bởi dịch bệnh.

Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,05%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch COVID-19; thu ngân sách đạt 49.300 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán Trung ương giao, tăng gần 3% so dự toán HĐND tỉnh giao, tăng gần 7,0% so năm 2019; giải quyết việc làm cho người lao động... 2 tháng đầu năm 2021, ngoại trừ tăng trưởng ngành dịch vụ du lịch bị giảm sâu, các ngành, lĩnh vực kinh tế đều đảm bảo phát triển ổn định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP những tháng đầu năm 2021.

Động lực tăng trưởng

Xác định công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có vai trò quan trọng và động lực phát triển của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến về chiều sâu, gia tăng giá trị cao cho xã hội, nên ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, tháng 9/2020, Nghị quyết đầu tiên mà Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 ban hành chính là Nghị quyết về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030.

Theo đó, Quảng Ninh tập trung cơ cấu lại khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo để ngày càng đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tạo ra bước đột phá trong thu hút tổng vốn đầu tư, giá trị gia tăng của ngành; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp trong GRDP và thu ngân sách địa phương; thu hút lao động kỹ năng tay nghề, chất lượng cao gắn với tăng quy mô, chất lượng dân số.

Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng trong GRDP đạt 49 - 50%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng trên 15% trong GRDP. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân 10%/năm, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 17%/năm, thu hút tổng vốn đầu tư đạt trên 50.000 tỷ đồng (bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm)...

Năm 2020, năm đầu tiên dịch bệnh COVID-19 bùng phát, ngành công nghiệp cũng đã đóng góp lớn trong cơ cấu GRDP và ngân sách của Quảng Ninh. Riêng ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng đến gần 17%, chiếm 9,8% GRDP của tỉnh.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công thương Quảng Ninh, kết quả này cho thấy sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo khi có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, bù đắp cho khu vực dịch vụ, du lịch.

Vì thế năm 2021, để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2021 trên 10%, tổng thu NSNN trên địa bàn không thấp hơn 51.000 tỷ đồng, song song với tích cực lấy lại đà tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng sâu với dịch bệnh, tỉnh Quảng Ninh xác định khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục trở thành trụ cột tăng trưởng quan trọng, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cùng những công trình hạ tầng động lực được kỳ vọng tạo ra những đột phá phát triển mới.

Trong kịch bản tăng trưởng năm 2021, tỉnh đã đặt mục tiêu khu vực công nghiệp - xây dựng phải đảm bảo sản xuất tăng cao, với mức tăng khoảng 10,3%. Trong đó, công nghiệp khai khoáng ước tăng 3,4% so với năm 2020; công nghiệp chế biến chế tạo ước tăng 21,6%, với các sản phẩm mới có tác động rất trọng yếu trong thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh năm 2021 là màn hình tivi, loa, tai nghe, vải dệt... công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước ước tăng 5,8% so với năm 2020. Cùng với đó, ngành xây dựng ước tăng 21,1%.

Đối với công nghiệp chế biến, chế tạo, tỉnh sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm điện tử, dệt may, sản phẩm công nghệ cao, dầu ăn, bột mỳ... Trên cơ sở lấy công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp điện tử dẫn dắt, định hướng phát triển trong thời gian tới tại các KCN, KKT, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án chế biến, chế tạo công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp thông minh vào các khu công nghiệp, trọng tâm là KCN Đông Mai, Thành Công, Texhong, Amata, Bắc Tiền Phong, Nam Tiền Phong cũng được xem là giải pháp hữu hiệu.

Trong lĩnh vực xây dựng, các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng đối với lĩnh vực đầu tư công, đầu tư tư, hợp tác công - tư (PPP) mà còn dư địa lớn sẽ được tập trung thực hiện, nhất là đối với địa bàn trọng điểm như: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên, Đông Triều, Vân Đồn, Hải Hà, tại các KKT, KCN. Đây là những địa bàn, khu vực trở thành động lực tăng trưởng, có vai trò dẫn dắt thúc đẩy các địa phương khác và khu vực nông thôn phát triển bền vững.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư dự án khu phức hợp Hạ Long Xanh, Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn; tập trung đầu tư 143 dự án chuyển tiếp. Riêng trong quý II/2021 sẽ phấn đấu khởi công 14 dự án nhà ở đã đấu thầu, có chủ đầu tư; hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với 16 dự án nhà ở đã có chủ trương đầu tư; đồng thời rà soát đối với các dự án đầu tư ngoài ngân sách đã được cấp có thẩm quyền cho ý kiến về chủ trương đầu tư để có giải pháp quyết liệt chỉ đạo thúc đẩy triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ dự án.

Đối với các dự án, công trình vốn ngân sách Nhà nước đã được phân bổ vốn đầu tư công năm 2021, các ngành, địa phương cam kết khẩn trương hoàn thành giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư, tổ chức triển khai thi công và giải ngân kế hoạch vốn. Phấn đấu quý I/2021, giải ngân đạt 30%; 6 tháng đầu năm giải ngân 50% kế hoạch vốn đầu năm; đến 30/9/2021 giải ngân 100% kế hoạch năm 2021 theo tiến độ nguồn vốn.

Trong năm 2021, Quảng Ninh phấn đấu hoàn thành đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1, cầu Cửa Lục 3; nút giao Đầm Nhà Mạc, nút giao Hạ Long Xanh và đường nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng (Km6+700) đến đường tỉnh 338 (giai đoạn 1)... khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư đối với dự án Cảng Con Ong - Hòn Nét, Hải Hà, Vạn Ninh...

PV

Bình Luận

Tin khác

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống