Đấu tranh phòng chống tham nhũng: Cuộc chiến không dừng, không nghỉ, không chùng xuống!

Bài 2: Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực “đã trở thành phong trào, xu thế”

Thứ sáu, 11/12/2020 10:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ở khắp các địa phương thời gian qua, cấp ủy, chính quyền đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) đạt được nhiều kết quả tích cực, phòng chống tham nhũng đã trở thành phong trào, lan tỏa mạnh mẽ.

LTS: Kể khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến nay, nhất là sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ráo riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu. Có thể nói, “cuộc cách mạng” trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Chuyển biến mạnh mẽ, triển khai quyết liệt

Nhiều địa phương đã chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Bình Dương, Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang, Nam Định...

Mới đây, báo cáo tại Kỳ họp thứ 18, HĐND TP Hà Nội khóa XV, ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố cho biết, trong năm 2020, Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố đã thụ lý 53 vụ/157 bị cáo bị truy tố về tham nhũng, đã giải quyết 44 vụ/135 bị cáo.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng thông qua hoạt động xét xử đạt được những kết quả tốt, đặc biệt là vụ án xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone, đã thu hồi được toàn bộ số tiền thiệt hại của Nhà nước là hơn 6.590 tỷ đồng và số tiền bị cán bộ chiếm hưởng là hơn 6 triệu USD; vụ án xảy ra tại thành phố Đà Nẵng đã thu hồi, sung quỹ Nhà nước 13 nhà, đất và kê biên đối với 39 bất động sản... 

Còn tại kỳ họp thứ 23 HĐND TP HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, Chánh án TAND TP Lê Thanh Phong cho biết, trong năm qua, tòa án đã đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, các vụ án về kinh tế lớn, vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm, như vụ Nguyễn Hữu Tín và đồng phạm bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Hay vụ Trần Phương Bình và đồng phạm vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, vụ Nguyễn Thành Tài và đồng phạm vi phạm quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí…

Công tác PCTN, lãng phí, tiêu cực “đã trở thành phong trào, xu thế”. Ảnh: Thanh tra

Công tác PCTN, lãng phí, tiêu cực “đã trở thành phong trào, xu thế”. Ảnh: Thanh tra

Trong khi đó, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Thanh Hóa là một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong công tác PCTN, lãng phí.

Để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCTN, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 10/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí, cùng nhiều chỉ thị, kế hoạch, quyết định về công tác PCTN, lãng phí; đồng thời trên cơ sở các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Chính phủ, giai đoạn 2014–2019, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã ban hành hơn 6.800 văn bản cụ thể hóa các quy định của Trung ương, của Chính phủ, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát (KTGS) việc thực hiện công tác PCTN, lãng phí; đưa chương trình KTGS về PCTN, lãng phí vào chương trình KTGS hằng năm.

Đặc biệt là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thành lập 10 đoàn kiểm tra về công tác PCTN, lãng phí đối với ban thường vụ 10 huyện, thị, thành ủy và 10 đảng ủy, ban lãnh đạo các sở, ngành; thành lập 5 đoàn rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh...

Qua kiểm tra, rà soát đã chỉ đạo các đơn vị chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị thu hồi hơn 6,5 tỷ đồng tiền sai phạm và 129m2 đất, yêu cầu giảm trừ quyết toán gần 6 tỷ đồng, chuyển 43 kết luận thanh tra sang cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính về thuế với số tiền gần 5 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 11 vụ việc có dấu hiệu của tội phạm về tham nhũng, kinh tế.

Tính đến tháng 1/2020, các cơ quan chức năng đã khởi tố điều tra 131 vụ, 271 bị can về kinh tế, tham nhũng, truy tố 79 vụ, đưa ra xét xử 78 vụ; thu hồi gần 11,615 tỷ đồng là tài sản của các vụ án về tham nhũng, kinh tế; trong đó nhiều vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý từ cấp huyện...

Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng tại cơ sở

Tại Quảng Ninh, theo Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cho biết, để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác PCTN, thời gian qua, các đơn vị trong tỉnh đã thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục hành chính; công tác tổ chức cán bộ; thông tin quy hoạch; tài chính... Nhiều ngành, địa phương đã công bố số điện thoại, thiết lập đường dây nóng ghi nhận ý kiến phản ánh, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Đối với công tác PCTN trong nội bộ ngành Thanh tra tỉnh, ông Điệp Văn Chiến Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong những năm qua, đơn vị đã tăng cường công tác giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra, kiểm tra, đoàn xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo để đảm bảo thực hiện nghiêm, đúng quy trình hoạt động, tránh gây sách nhiễu phiền hà cho doanh nghiệp và công dân...

Đồng thời, thực hiện công khai các nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết luận thanh, kiểm tra; phối hợp tốt với các cơ quan báo chí trong công tác phát hiện, xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức để tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các vụ việc kịp thời, chính xác, được dư luận đánh giá cao và nhân dân đồng tình..

Nói về công tác phòng chống tham nhũng hiện nay, ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ hưu trí (phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đưa lên hàng đầu và nói rất nhiều về câu chuyện PCTN, để triển khai, Chi ủy, Cấp ủy phường đã triển khai thông qua rõ ràng, mạch lạc đến từng tổ dân phố, đến từng người dân, từ đó trong nhân dân cũng đã được tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh và có bước đột phá trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ hưu trí (phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ hưu trí (phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hải, người dân cần được phát huy quyền giám sát, kiểm tra để phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm những tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm; kể cả cán bộ đã nghỉ hưu. Quyết liệt trong kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, chặt chẽ hơn từ đó ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền.

Còn theo ông Trần Thanh Long (huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế), người đã có 32 năm phục vụ quân đội cho rằng, vấn đề tham nhũng xảy ra ở nhiều lĩnh vực, giờ đây nhiều cán bộ bị tha hóa vì tham ô, tham nhũng trong đó có những cán bộ cao cấp.

Mới đây nhất là việc xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến hay việc xét xử ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đó là điều đáng tiếc, khi họ là những cán bộ chủ chốt để xảy ra sai phạm. Nhưng từ đó cũng thấy rõ sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong PCTN. Đồng thời thấy rõ, điều quan trọng nhất là phải dấy lên phong trào chống tham nhũng ở tất cả các ngành, các lĩnh vực và tất cả các địa phương, kể cả xuống đến cấp phường, xã, chống tham nhũng phải thực sự tạo thành một phong trào rộng khắp.

Ông Trần Thanh Long (huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế)

Ông Trần Thanh Long (huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế)

Cũng theo ông Long, những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trước hết phải thực sự liêm khiết, trong sạch để phát hiện tham nhũng từ đó tạo nên niềm tin của nhân dân. Công tác cán bộ phải chọn đúng người tài- đức vẹn toàn, cán bộ có liêm khiết thì mới chống tham nhũng được.

Có thể thấy, những dấu ấn trong công tác PCTN trong thời gian qua đã đạt được kết quả, trước hết là từ quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh PCTN; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền. Bên cạnh đó là sự nỗ lực, phối hợp của các cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN, vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, của các cơ quan báo chí và sự ủng hộ, tham gia của nhân dân.

Công tác PCTN, lãng phí, tiêu cực “đã trở thành phong trào, xu thế”, làm tăng thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và nâng tầm uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Minh Chí

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức