Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Đột phá chiến lược để Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững

Bài 2: Giải bài toán nhân lực chất lượng cao: Những quyết sách đột phá

Chủ nhật, 09/10/2022 08:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xác định vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, xem đây là một trong 3 đột phá chiến lược để thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh và bền vững, vì thế, tỉnh Quảng Ninh đã, đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, quyết sách đột phá nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Sự kiện: Quảng Ninh

Bài liên quan

Nghị quyết số 15 - “kim chỉ nam” trong phát triển nguồn nhân lực

Trong quá trình triển khai thực hiện từ năm 2014 đến năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành 12 văn bản chỉ đạo, trình HĐND tỉnh ban hành 9 nghị quyết liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.

Bước đi đột phá đầu tiên của tỉnh phải kể đến là việc ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU (ngày 9/6/2014) về đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (NQ15). Đây được coi như kim chỉ nam trong thu hút và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

bai 2 giai bai toan nhan luc chat luong cao nhung quyet sach dot pha hinh 1

Ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (thứ ba từ trái sang) kiểm tra công tác đào tạo tại CĐ Việt - Hàn.

Sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng phát triển nhân lực tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh và Hội đồng thẩm định Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh.

Hội đồng phát triển nhân lực tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong việc tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện như: Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 30/1/2015 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 (còn gọi là Đề án 293), Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 30/11/2018 về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 371/TB-VPCP ngày 24/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về đào tạo nghề nghiệp, thu hút nguồn nhân lực, lao động tay nghề cao phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh...

Đặc biệt, với Đề án 293, Quảng Ninh là một trong những địa phương có riêng Đề án cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Thực hiện Đề án, 5 năm qua tổng số lớp đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước của toàn tỉnh là 621 lớp, với trên 32.800 học viên, tổng kinh phí thực hiện là 259 tỷ đồng. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ đương chức và trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cấp sở và cấp phòng của tỉnh cơ bản đã được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm.

Nghị quyết số 35 - nguồn khích lệ cho các trung tâm đào tạo

Một văn bản rất đáng chú ý nữa là Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND ngày 27/8/2021 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh. 

bai 2 giai bai toan nhan luc chat luong cao nhung quyet sach dot pha hinh 2

Trường Đại học Hạ Long.

Có thể khẳng định, với Nghị quyết 35, Quảng Ninh đã tạo ra những cơ chế đặc thù đủ mạnh tạo nên diện mạo mới trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của địa phương khi HSSV được hưởng các chế độ ưu đãi từ đầu vào, trong quá trình học tập và cả sau khi tốt nghiệp…

Với một mục tiêu, ý nghĩa bao trùm vừa khuyến khích HSSV vào học các ngành nghề cần thiết cho sự phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời vừa đảm bảo chính sách an sinh xã hội bền vững, Nghị quyết 35 có “cơ chế thưởng đầu vào” cho HSSV, đặc biệt các em có điểm đầu vào cao tại Trường Đại học Hạ Long. Sinh viên điểm đầu vào ở các ngành nghề được áp dụng nếu có điểm trúng tuyển (tổ hợp 3 môn, chưa nhân hệ số) từ 21 đến 24 điểm sẽ được thưởng 15 triệu đồng; được thưởng 20 triệu đồng nếu có điểm trúng tuyển từ 24 đến 27 điểm hoặc đạt giải khuyến khích kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc giải khuyến khích kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; được thưởng 30 triệu đồng nếu có điểm trúng tuyển từ 27 điểm trở lên hoặc giải Ba kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Giải Ba kỳ thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia; được thưởng 50 triệu đồng nếu đạt Giải Nhì các kỳ thi như trên.

Tiếp đến là “cơ chế thưởng trong quá trình học tập”, đối với HSSV thuộc nhóm các ngành nghề trọng điểm áp dụng tại Trường Cao đẳng Việt - Hàn được hỗ trợ tiền đóng học phí hằng tháng bằng 100% mức học phí phải nộp; được hỗ trợ tiền mua đồ dùng học tập bằng 150 nghìn đồng/người/tháng nếu có điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện trong học kỳ đạt loại khá trở lên; được thưởng 1.5 triệu đồng/người/tháng nếu có điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện trong học kỳ đạt loại giỏi; được thưởng 2.2 triệu đồng/người/tháng nếu có điểm trung bình chung học tập và điểm rèn luyện trong học kỳ đạt loại xuất sắc.

Điểm nổi bật trong chính sách này là HSSV thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc các xã khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, tốt nghiệp các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an cũng thuộc các đối tượng được ưu tiên và được hỗ trợ 100% học phí, được bố trí chỗ ở miễn phí tại KTX và hỗ trợ tiền ăn bằng 600 nghìn đồng/người/tháng; đối với HSSV đạt loại khá trở lên và có khoảng cách từ nhà đến trường từ 15km trở lên có nhu cầu ở KTX được bố trí chỗ ở miễn phí tại KTX (trường hợp nhà trường không bố trí được chỗ ở thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở bằng 300 nghìn/người/tháng).

Ngay cả khi HSSV tốt nghiệp ra trường, nhà trường cũng có “Cơ chế thưởng khi ký hợp đồng làm việc với các doanh nghiệp”, đối với HSSV đạt loại xuất sắc được hỗ trợ một lần là 30 triệu đồng; học sinh giỏi được hỗ trợ một lần là 20 triệu đồng. Trong đó, đối với sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh sau khi tốt nghiệp về làm việc sau 12 tháng và có cam kết làm việc đủ 36 tháng trở lên tại các xã khu vực I, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ sẽ được hỗ trợ một lần bằng 30 triệu đồng/người.

Chỉ sau vài ba tháng triển khai Nghị quyết này, hầu hết các trường đều đã tạo được sức hút mạnh mẽ với HSSV. Có những ngành nghề như Công nghệ ô-tô ở Trường Cao đẳng Việt - Hàn, số lượng hồ sơ đăng ký đã gấp 5 lần so với trước đây. Nhiều ngành nghề khác trước đây khó tuyển sinh, nay đã không còn là vấn đề nan giải.

Có thể nói, Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh sẽ là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021- 2025 và những năm tiếp theo.

Công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Quảng Ninh cũng được thể hiện rõ trên đồng loạt các lĩnh vực trọng yếu, như: Du lịch, dịch vụ, công nghiệp, chế biến chế tạo, y tế... Nổi bật, lĩnh vực y tế, tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế chú trọng công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên cho tuyến dưới. Để xây dựng đội ngũ CB,CC,VC ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Ninh đã dành gần 600 tỷ đồng cho các đơn vị, địa phương trong tỉnh để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và trang sắm, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo. Đến nay, 100% CB,CC cấp tỉnh, cấp huyện đã đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

PV

Bình Luận

Tin khác

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

(CLO) Thời gian qua, Phú Thọ được xem là một trong các đơn vị làm tốt công tác quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc tỉnh quản lý. Các doanh nghiệp có mỏ khai thác thuộc địa phận Phú Thọ được giám sát chặt chẽ, qua đó đến thời điểm hiện tại, tình hình khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ quản lý ổn định và không xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

Đời sống
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Đời sống
Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, từ ngày 5/5, nắng nóng diện rộng ở các khu vực Tây nguyên, Nam bộ có khả năng kết thúc.

Đời sống
Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

(CLO) Khi đang đi câu mực trên biển thì gặp gió lốc, một tàu cá ở Nghệ An bị lật khiến 2 người mất tích và 1 người may mắn được cứu sống.

Đời sống