Bàn giao dự án phục hồi Điện Phụng Tiên, Đại nội Huế

Thứ ba, 08/01/2019 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 7/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi lợi nhuận, Fulda, Đức, đã tổ chức Lễ bàn giao dự án bảo tồn, phục hồi một số công trình tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế kết hợp với đào tạo kỹ thuật chuyên sâu.

Dự án do Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ với tổng kinh phí thực hiện gần 4,3 tỷ đồng. Sau hơn 1 năm thực hiện, các công trình Cổng, Bình Phong, Non bộ, Bể cạn đã được bảo tồn và phục hồi hoàn chỉnh. Những hoa văn, họa tiết được phục dựng tinh tế bằng "kỹ thuật fresco" (kỹ thuật vẽ màu trên nền vữa vôi còn ẩm ướt) dưới sự quản lý, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia bảo tồn Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi lợi nhuận, Fulda, Đức cùng các kỹ sư, kiến trúc sư, nghệ nhân của Huế.

Báo Công luận
Bàn giao dự án phục hồi Điện Phụng Tiên.

Bên cạnh đó, dự án đào tạo kỹ thuật chuyên sâu cho 7 học viên, là những thợ kép, họa sĩ, kiến trúc sư, kỹ sư và thợ nề truyền thống được tuyển chọn từ các công ty tu bổ di tích tại Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các địa phương.

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích có đô Huế chia sẻ, "Tiếp tục thành công của dự án này, Đại sứ CHLB Đức đã tuyên bố tiếp tục sẽ tài trợ cho Huế thêm một dự án nữa. Thứ 2, đội ngũ học viên vừa được được đào tạo sẽ trực tiếp triển khai dự án này. Đội ngũ thợ này được đào tạo rất bài bản cả về lý thuyết và cả về thực hành. Cũng qua kinh nghiệm của dự án này, chúng tôi tiếp tục triển khai các dự án của Trung tâm phát huy năng lực, vai trò của đội ngũ học viên vừa đào tạo, áp dụng những điều họ vừa học được để thực hiện trong địa bàn khu di sản Huế”.

Báo Công luận
Khu vực bình phong Điện Phụng Tiên.

Điện Phụng Tiên được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 10 (năm 1829). Đây là nơi thờ tự các Vua và Hoàng hậu của triều Nguyễn, từ vua Gia Long đến vua Khải Định. Đây cũng là nơi nữ giới trong Hoàng gia được phép tham dự các cuộc lễ tế và chăm sóc hương khói, thờ tự tổ tiên triều Nguyễn hàng ngày. Điện Phụng Tiên gồm 5 công trình chính là chính điện, Đông Tây Phối điện, Tả Hữu Tòng Viện. Lối vào Điện nổi bật với hệ thống kiến trúc tinh xảo như cổng, bình phong, bể cạn – non bộ.

Nguyễn Tin

 

ledungbttcp

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa