Bảng xếp hạng đại học châu Á: Việt Nam có 5 trường

Thứ tư, 01/05/2024 16:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bảng xếp hạng mới nhất, bất ngờ khi trường Tôn Đức Thắng được đánh giá cao nhất trong số 5 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng.

Tổ chức Times Higher Education (THE) ngày 30/4 công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024 với 739 trường đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam có 6 đại diện lọt vào bảng xếp hạng.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng lọt vào top 200, cũng là trường có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Xếp sau đó là các trường Đại học Duy Tân (nhóm 251 – 300), Đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm 501 – 600), Đại học Quốc gia Hà Nội (nhóm 501 – 600), Đại học Huế (nhóm 601+), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (nhóm 601+).

bang xep hang dai hoc chau a viet nam co 5 truong hinh 1

Việc các trường đại học Việt Nam được xếp hạng thế giới cho thấy quá trình đổi mới giáo dục đại học đã có những thành tựu nhất định (ảnh minh họa - nguồn Đại học Quốc gia Hà Nội).

Xét chung khu vực châu Á, năm nay Trung Quốc có 5 trường lọt vào top 10, tăng một trường so với năm ngoái. Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc vẫn lần lượt giữ vị trí số 1 và số 2 năm thứ 5 liên tiếp. Cả hai trường này có sự nhảy vọt đáng kể về chất lượng nghiên cứu.

Xếp sau đó là hai trường của Singapore gồm Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang. Đại học Tokyo của Nhật Bản cũng vươn lên từ vị trí thứ 8 vào năm ngoái lên vị trí thứ 5. Ngoài Singapore, Hồng Kông cũng có hai đại diện lọt vào top 10.

Bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024 bao gồm 739 trường đại học. Với 119 trường, Nhật Bản vẫn là quốc gia có nhiều đại diện nhất trong năm nay. Ấn Độ xếp sau đó với 91 trường.

Kết quả xếp hạng được THE dựa trên 18 chỉ số tương tự như bảng xếp hạng đại học thế giới của THE, nhưng có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của các trường châu Á.

5 nhóm tiêu chí bao gồm: Giảng dạy (môi trường học tập); Môi trường nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng); Chất lượng nghiên cứu (tác động trích dẫn, sức mạnh nghiên cứu, sự xuất sắc trong nghiên cứu và ảnh hưởng của nghiên cứu); Triển vọng quốc tế (nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) và Chuyển giao (thu nhập và bằng sáng chế).

Được biết, THE là tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao, có trụ sở ở London, Anh. Tạp chí nổi tiếng nhờ công bố bảng xếp hạng đại học thế giới hàng năm.

THE sử dụng 13 chỉ số đã được hiệu chuẩn nhằm cung cấp sự so sánh toàn diện và cân bằng. Các chỉ số được chia thành năm nhóm: giảng dạy (môi trường học tập), nghiên cứu (số lượng, thu nhập và danh tiếng), trích dẫn khoa học (ảnh hưởng của nghiên cứu), triển vọng quốc tế (giảng viên, sinh viên và nghiên cứu), thu nhập nhờ chuyển giao tri thức.

Bảng xếp hạng này được sinh viên, nhà khoa học, lãnh đạo trường đại học, chủ doanh nghiệp và các chính phủ tin cậy.

Các trường bị loại trừ khỏi bảng xếp hạng thế giới của THE nếu không đào tạo bậc cử nhân, hoặc nếu kết quả nghiên cứu ít hơn 1.000 bài báo trong giai đoạn 2012-2016 (yêu cầu tối thiểu 150 bài mỗi năm). Trường hợp 80% hoạt động không thuộc 11 lĩnh vực do THE quy định, trường cũng không được xếp loại.

Các cơ sở giáo dục cung cấp số liệu cho bảng xếp hạng và phải cam kết về tính chính xác. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nếu không được trường cung cấp, THE sẽ sử dụng số liệu ước tính để tránh giá trị bằng 0.

Tiêu chí giảng dạy chiếm 30% với các chỉ số như danh tiếng (15%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (4,5%), tỷ lệ tiến sĩ/cử nhân (2,25%), tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên (6%), thu nhập (2,25%).

Cuộc khảo sát về danh tiếng học thuật mới đây nhất được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3/2017, thu thập được 10.560 phản hồi. Dữ liệu này được kết hợp với 20.000 phản hồi từ cuộc khảo sát năm 2016 để cho ra kết quả cuối cùng.

Tiêu chí nghiên cứu chiếm trọng số 30%. Cụ thể, danh tiếng chiếm 18%, thu nhập từ nghiên cứu chiếm 6%, năng suất nghiên cứu chiếm 6%.

Chỉ số cao nhất là danh tiếng cũng được đánh giá dựa trên cuộc khảo sát hàng năm. Thu nhập từ nghiên cứu được điều chỉnh theo số nhân viên của khoa, là chỉ số gây tranh cãi vì có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách quốc gia và hoàn cảnh kinh tế. Tuy nhiên, THE cho rằng thu nhập rất quan trọng đối với sự phát triển của các nghiên cứu tầm cỡ thế giới.

Để đo lường năng suất, THE tính số lượng bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí, lấy từ cơ sở dữ liệu Scopus của Elsevier, được chuẩn hóa cho từng lĩnh vực và cân bằng với quy mô của cơ sở giáo dục.

Với trọng số 30% dành cho trích dẫn khoa học, THE xem xét vai trò của đại học trong việc truyền bá tri thức và ý tưởng mới. Mức độ ảnh hưởng của nghiên cứu được kiểm tra bằng cách thu thập số lần tác phẩm của một đại học được trích dẫn bởi học giả toàn cầu. Năm nay, Elsevier kiểm tra gần 62 triệu trích dẫn cho hơn 12,4 triệu bài báo, báo cáo hội nghị, sách được xuất bản trong năm năm.

Các trích dẫn giúp mọi người biết được mỗi trường đại học đóng góp bao nhiêu cho tổng thể tri thức nhân loại. Dữ liệu được chuẩn hóa để phản ánh sự chênh lệch số lượng trích dẫn giữa các vùng đối tượng, giảm thiểu sự bất công.

Tiêu chí triển vọng quốc tế chiếm trọng số 7,5%, bao gồm tỷ lệ sinh viên quốc tế/sinh viên trong nước (2,5%), tỷ lệ giảng viên quốc tế/giảng viên trong nước (2,5%), hợp tác quốc tế (2,5%). Khả năng thu hút được sinh viên đại học, sau đại học và giảng viên từ khắp nơi trên thế giới là chìa khóa dẫn đến thành công của trường trong việc củng cố vị thế quốc tế.

Tiêu chí thu nhập từ chuyển giao tri thức chiếm 2,5%. Đây được xem là nhiệm vụ cốt lõi của một cơ sở giáo dục toàn cầu đương đại. Ở tiêu chí này, THE xem xét mức độ doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho nghiên cứu và khả năng của các trường đại học khi thu hút đầu tư trong thị trường thương mại.

Ngoài bảng xếp hạng đại học thế giới, THE còn cung cấp bảng xếp hạng theo khu vực, theo từng quốc gia, bảng xếp hạng đại học trẻ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

(CLO) Theo chuyên gia, yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đã khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp.

Giáo dục
Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 tổ chức vào cuối tháng 6, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dự kiến vào 8h ngày 17/7.

Giáo dục
Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

(CLO) Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo bị thu hồi trong các trường hợp nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục, nhà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải.

Giáo dục
Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục