Báo chí chính thống không được phép thua

Thứ tư, 15/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Giới làm báo và công chúng chưa hết nỗi ngạc nhiên và sung sướng trước những tiện ích vượt trội của các phương tiện truyền thông mới, nhất là các trang MXH, thì giờ đây, tất cả đều đang đối mặt với một vấn nạn nhức nhối khởi phát từ nó: Tin tức giả mạo tràn lan, kéo theo những hệ lụy khó lường…

Tin giả- Hiểm họa thật!

Theo đánh giá của ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, tin giả đang lan tràn khắp nơi và đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống; ảnh hưởng đến từng cá nhân, từng doanh nghiệp, từng cơ quan tổ chức. Các chuyên gia nói rằng tin giả thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến cả xã hội, đến nền kinh tế và thậm chí đối với cả thể chế. Dự đoán trong thời gian tới, khi công nghệ cao, kể cả sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), được lợi dụng nhiều hơn nữa trong quá trình sản xuất tin giả, thì khối lượng tin giả sẽ còn tăng với tốc độ khủng khiếp hơn nhiều. Tin giả và đối phó tin giả giống như trò đuổi bắt vô định mà mỗi bên đều cố gắng sử dụng những công cụ tinh vi nhất; kết quả là người đuổi càng nhanh thì người chạy còn nhanh hơn.

screen-shot-2019-05-26-at-111928-am-15588445767431259625364

“Tôi chưa nhìn thấy khả năng tin giả giảm bớt trong tương lai gần, nên chúng ta phải chấp nhận “sống chung với lũ” trong khi tìm mọi cách đối phó; từ những biện pháp cụ thể nhất cho đến những phương cách mang tính lâu dài”, ông Minh nói.

Tin giả gây ra những hệ lụy to lớn, tuy nhiên theo ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena, mức phạt với thiệt hại do tin giả chưa tương xứng. “Điều đầu tiên phải có công nghệ để xác định gốc của nguồn tin bắt đầu từ đâu, lịch sử lan truyền qua những kênh nào. Sau khi xác định được nguồn tin liên quan, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan quản lý sẽ yêu cầu các MXH như Facebook hay YouTube gỡ thông tin. Nhưng nếu tin giả nhắm vào cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp thì mức độ ảnh hưởng nhiều và xử lý chậm hơn. Vì thế, các tổ chức hay doanh nghiệp phải có bộ phận xây dựng kịch bản phản ứng, tránh tình trạng bị động, ngăn ngừa đốm lửa bùng lên thành đám cháy”, ông Thắng nói.

Nhà báo Lê Thanh Phong, báo Lao Động, nói rằng hiện nay nhiều nhà báo mất bình tĩnh, vì cơn lốc của thông tin và chịu sức ép cạnh tranh khiến họ lao theo số người tin vào tin giả. “Bởi lẽ, như thống kê của Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh thì tỷ lệ người tin tưởng vào tin giả lên tới 70 - 80%. Đó là chưa kể, nhiều người đọc hiện nay quan tâm đến vòng hai của một cô diễn viên hơn những bài báo tâm huyết”, ông Phong nói.

Trong thời gian qua, hàng loạt tờ báo đã đăng bài rồi gỡ bài vì đụng phải tin giả. Tiến sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang - Học viện cán bộ TP.HCM, cho biết, đến thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu cụ thể về tác động của tin giả. Nhưng chắc chắn, hậu quả với những người liên quan trực tiếp, với xã hội không hề nhỏ. Những nạn nhân bị bôi xấu trên mạng xã hội bởi những tin giả bị chấn động tâm lý, thậm chí có người tìm đến cái chết. Doanh nghiệp có thể thiệt hại hàng chục, hàng trăm tỷ đồng...

Ghê gớm hơn, tin giả còn gây hoang mang trong xã hội, con người mất lòng tin, định hình suy nghĩ và thái độ lệch lạc của con người, gây kích động thù hằn, kích động bạo lực, dâm ô, thù địch, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục hay gây bất ổn chính trị, phân chia tôn giáo, sắc tộc.

Trách nhiệm của tất cả các bên

Tin tức giả như con quái vật nhiều đầu không chỉ đe dọa nghiêm trọng uy tín và tương lai của báo chí mà còn làm nhiễu loạn đời sống tinh thần, chính trị, kinh tế của hầu hết các quốc gia. Vì thế, ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu, giới hoạch định chính sách, giới truyền thông, giới hoạt động xã hội đã từng bước phối hợp đưa ra “gói” giải pháp đa dạng nhằm ngăn chặn làn sóng tin tức giả, bao gồm giải pháp về hành chính - pháp luật, giải pháp về kỹ thuật - công nghệ, giải pháp về đạo đức - lương tâm, giải pháp về nhận thức - giáo dục…

images1518268_chong_tin_gia_enca

Không hề ngẫu nhiên khi người tự “lãnh ấn tiên phong” trong cuộc chiến chống tin tức giả là các cường quốc. Nước lớn luôn là trung tâm sản xuất tin tức giả đồng thời cũng là đối tượng tấn công hàng đầu của mọi loại tin tức giả. Từ năm 2000, chính quyền Mỹ cho phép cảnh sát và nhân viên an ninh theo dõi những đối tượng có thể tung tin tức giả lên mạng xã hội. Điều này được tờ The Nation xác nhận qua bài Cảnh sát đang đọc phản hồi trên Facebook của bạn, trong đó cho biết 151 thành phố, hạt trên toàn Liên bang Hoa Kỳ đã chi hàng triệu đôla cho các phần mềm giám sát hoạt động của người dùng trên mạng xã hội. Tháng 3/2016, Bộ Tư pháp Đức trình một dự luật lên quốc hội trong đó có điều khoản phạt tới 50 triệu euro (53,8 triệu USD) đối với các công ty mạng xã hội chậm chạp trong việc dỡ bỏ những nội dung bất hợp pháp, bao gồm tin tức giả, kích động hận thù và bôi nhọ cá nhân, tổ chức. Ở Nga, ngày 21/11/2016, Cơ quan liên bang giám sát công nghệ thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông (Roskomnadzor) gửi lời kêu gọi đến người dùng mạng xã hội hãy cùng thảo luận những khả năng để hạn chế và phong tỏa tin tức giả. Việc chính phủ Việt Nam tăng cường xử phạt các cơ quan báo chí và cá nhân dùng mạng xã hội đăng tin tức giả diễn ra gần đây, có lẽ cũng nằm trong nỗ lực chung của các nước.

Một giải pháp chống tin tức giả truyền thống và phổ biến là nâng cao năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, rộng ra là giới hoạt động truyền thông. Nick Davies, trong cuốn sách của mình đã viết những dòng thiết tha về sứ mệnh của báo chí: “Đối với nhà báo, giá trị được định nghĩa là tính trung thực - nỗ lực kể sự thật. Đó là mục tiêu hàng đầu của chúng ta. Tất cả việc làm của chúng ta - và tất cả những gì nói về chúng ta - đều phải xuất phát từ nguồn duy nhất là nói sự thật”. Thay vì nhắm mắt chạy đua với thời gian, dựa dẫm thông tin trên mạng xã hội, người làm báo nên tập trung chăm lo việc mang lại sự thật và điều hữu ích cho người dân - đối tượng dễ bị tổn thương trước các định chế quyền lực trong xã hội. Đó là phương cách hữu hiệu để lấy lại chỗ đứng và lòng tin của báo chí trong công chúng. Đối với người dùng mạng xã hội, giới nghiên cứu truyền thông thường kêu gọi và khuyến cáo rằng cần phải thận trọng và trách nhiệm khi post một status, send một comment, bấm like hay share một tin bài trên trang mạng, vì hành động đó, rất có thể vô tình bạn trở thành người loan truyền, người ủng hộ, người phát tán tin tức giả!

Trong bối cảnh mạng xã hội bùng nổ, tin tức giả có thể được thích (like), chia sẻ (share) vô tội vạ, không kiểm chứng như vậy thì chống tin giả là trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan. Cần đề cao vai trò của luật pháp, giáo dục và truyền thông trong cuộc chiến chống tin giả. Về luật pháp, mỗi quốc gia cần có những điều luật nghiêm khắc để xử lý vấn nạn tin giả. Về giáo dục, cần có những chương trình để giáo dục học sinh, sinh viên nâng cao năng lực phân hóa, tiếp cận với thông tin. Và cuối cùng là sử dụng truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Đặc biệt, mỗi người đọc cũng cần trở thành người tiêu dùng tin tức thông minh. Có thể dựa vào công thức I’M VAIN mà các chuyên gia của Đại học Stony Brook (Mỹ) đề xuất để thẩm định thông tin. Đó là nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin không (Independent); nguồn tin có đa chiều không (Multiple); thông tin có được xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa (Verify); nguồn cung cấp tin có thẩm quyền không (Authoritative); thông tin ấy có được bằng cách nào (Informed) và nguồn tin có tên tuổi cụ thể hay nguồn ẩn danh (Named).

Nhà báo Lê Thanh Phong nhấn mạnh, các nhà báo cần làm đúng trách nhiệm của người cầm bút: đưa tin đúng sự thật. Tương tự, độc giả cũng phải có trách nhiệm bằng cách không like, share thông tin khi chưa kiểm chứng. Còn với doanh nghiệp, phải có sự tự tin vào bản thân mình và hệ thống pháp luật. “Nếu chấp nhận để một ai đó đến dọa dẫm bằng một bài báo, một thông tin nghĩa là đã thỏa hiệp, dung dưỡng cho những người đưa tin giả. Doanh nghiệp cần phải đấu tranh để những người làm báo không lành mạnh không có đất sống”, ông Phong bày tỏ.

Tất cả giải pháp trên chỉ là phát súng mở màn cho cuộc chiến chống tin tức giả. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và giới hạn riêng của nó.Thế giới tuy phẳng nhưng tồn tại quá nhiều mâu thuẫn, xung đột về lợi ích. Do vậy, tin tức giả vẫn còn đất sống. Và cuộc chiến chống lại nó sẽ còn dài.

Cuộc chiến không được phép thua

“Các nhà báo không thể khoanh tay đứng nhìn, bởi chúng ta còn khoác trên mình trách nhiệm to lớn với xã hội”. Đây là nhấn mạnh của Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Quốc Minh khi đề cập đến một đề tài thời sự nóng bỏng của báo chí: Cuộc chiến chống lại fake news (tin giả).

nsl1553406995

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống bởi sự dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần mềm chat hoặc mạng xã hội. Ở Việt Nam, ban đầu tin giả chỉ dừng ở một vài đường dẫn website ca ngợi ông, bà lang dân tộc này, loại biệt dược nọ, gắn với ca sỹ A, người nổi tiếng B để vờ là người dùng uy tín. Rồi đến những dòng trạng thái trên mạng xã hội nói chuyện ô nhiễm tại một địa phương trong nước nhưng dùng hình ảnh tận bên kia thế giới, xảy ra từ khá lâu trong quá khứ... để rồi nhân vật trong hình nhận đủ loại “gạch đá” mà không một ai quan tâm xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay không. Đã có một số trường hợp đăng tải nội dung bịa đặt bị xử phạt, nhưng dường như tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Có thể ai đó sẽ yên tâm khẳng định rằng, người dùng tin vào báo chí. Oái oăm thay, báo chí cũng mắc bẫy tin giả - không chỉ ở Việt Nam mà nhiều báo lớn của nước ngoài cũng vậy. Đó là chưa kể nhiều nhà báo vô tình chia sẻ các thông tin giả hoặc không rõ nguồn gốc, và góp phần phát tán những thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thậm chí sai lệch đó. Tệ hại hơn là tình trạng giả mạo các cơ quan báo chí chính thống bằng các website có tên miền gần giống, hoặc các fanpage, các tài khoản mạng xã hội.

Trong khi fake news khuynh đảo xã hội và có nguy cơ lấn át những nguồn tin chính thống ở khắp nơi trên thế giới, việc kiểm chứng thông tin trên báo chí lại đang trở nên lỏng lẻo và thật đáng buồn khi không ít tòa soạn thậm chí áp dụng cách làm nguy hiểm “đăng tải trước, chỉnh sửa sau nếu cần thiết”. Không ít trường hợp tin bài trên báo chí chính thống không được kiểm chứng, không đảm bảo công bằng và cân bằng - giá trị cốt lõi của báo chí. Fake news, cùng với những sai lầm của nhiều cơ quan báo chí trong cuộc chạy đua tuyệt vọng với mạng xã hội để giành giật độc giả và nguồn thu quảng cáo, đã khiến cho sự tín nhiệm của công chúng với báo chí giảm sút...

Báo chí cũng phải hành động chứ  không thể ngồi chờ cơ quan chức năng ra luật, chờ các công ty công nghệ thay đổi thuật toán hay chờ người dùng trở nên thông minh hơn để tự xa lánh fake news. Chưa bao giờ đòi hỏi về một nền báo chí chất lượng cao lại bức thiết như hiện nay. Làm thế nào để gây dựng lại niềm tin của công chúng đối với nội dung báo chí chất lượng cao sẽ là một câu hỏi lớn trong những năm tới dành cho các nhà quản lý, các tòa soạn và bản thân các nhà báo. Nó không chỉ quan trọng đối với sự tồn vong của báo chí mà nó còn quan trọng với sự ổn định xã hội.

Báo chí cũng phải hành động chứ không thể ngồi chờ cơ quan chức năng ra luật, chờ các công ty công nghệ thay đổi thuật toán hay chờ người dùng trở nên thông minh hơn để tự xa lánh fake news. Chưa bao giờ đòi hỏi về một nền báo chí chất lượng cao lại bức thiết như hiện nay. Làm thế nào để gây dựng lại niềm tin của công chúng đối với nội dung báo chí chất lượng cao sẽ là một câu hỏi lớn trong những năm tới dành cho các nhà quản lý, các tòa soạn và bản thân các nhà báo. Nó không chỉ quan trọng đối với sự tồn vong của báo chí mà nó còn quan trọng với sự ổn định xã hội.

Khánh An

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo