Báo chí và doanh nghiệp - không chỉ đồng hành mà còn phải chia sẻ để thấu hiểu

Thứ năm, 11/06/2015 09:32 AM - 0 Trả lời

Ngày 10/6 tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn đối thoại doanh nhân với nhà báo về chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Hợp tác giữa Báo chí và Doanh nghiệp”

DIỄN ĐÀN ĐỐI THOẠI DOANH NHÂN VỚI NHÀ BÁO “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA - HỢP TÁC GIỮA BÁO CHÍ VÀ DOANH NGHIỆP”

(NB-CL) Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 10/6 tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn đối thoại doanh nhân với nhà báo về chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Hợp tác giữa Báo chí và Doanh nghiệp”. Diễn đàn diễn ra dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI. Đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội; lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí và các doanh nhân là đại biểu Quốc hội, các doanh nghiệp, các Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nhân tiêu biểu trong cả nước tham dự.

[caption id="" align="alignnone" width="640"]Báo Công luận Ông Thuận Hữu- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, TBT Báo Nhân Dân phát biểu khai mạc.[/caption]

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Thuận Hữu- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, TBT Báo Nhân Dân- nhấn mạnh: Doanh nghiệp và Báo chí có mối quan hệ hai chiều, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Doanh nghiệp cần báo chí để có thông tin phục vụ sản xuất- kinh doanh; quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình, khích lệ thành quả lao động sáng tạo. Ngược lại, báo chí coi doanh nghiệp, doanh nhân là nguồn đề tài phong phú, đa dạng trong hoạt động nghiệp vụ, phục vụ nhu cầu thông tin của xã hội. Doanh nghiệp còn là nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng, không thể thiếu đối với hoạt động xã hội của các cơ quan báo chí. Những sự kiện chính trị- xã hội do báo chí tổ chức, nhất là những cuộc vận động xã hội, vì mục tiêu hỗ trợ cộng đồng, chung tay xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, hay gần đây là chung tay bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc... đều có sự hỗ trợ, đồng hành của doanh nghiệp. Giới báo chí trân trọng, đánh giá cao sự hỗ trợ này.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.[/caption]

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam- khẳng định vai trò quan trọng của báo chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước. Đồng chí cho rằng: Báo chí góp phần làm rõ cơ hội phát triển của đất nước, trên cơ sở đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ rõ được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển, từ đó động viên trí tuệ đổi mới của tầng lớp doanh nhân để khắc phục những hạn chế này. Báo chí cũng là lực lượng xung kích trong việc phát hiện những điển hình thành công ở từng cơ sở, từng địa phương để cổ vũ, động viên kịp thời, làm tiền đề thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí còn chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển đất nước.

[caption id="" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phát biểu chia sẻ.[/caption]

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chia sẻ: Trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan báo chí và doanh nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt, trong 2 năm 2015-2016, báo chí và cộng đồng doanh nghiệp sẽ tích cực hơn nữa trong công tác giám sát các cơ quan của Chính phủ thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thông qua đó đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo đúng tinh thần Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” cũng như Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về “những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016”.

Thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Thuận Hữu bày tỏ tin tưởng, thời gian tới, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về doanh nghiệp, doanh nhân, phát huy vai trò to lớn của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời, hai bên thống nhất tập hợp ý kiến của doanh nghiệp, doanh nhân để phản ánh, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về xây dựng pháp luật, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn, các nhà báo và doanh nhân đã tập trung trao đổi, thảo luận về vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền hỗ trợ, phát triển cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giúp hai bên hiểu biết nhau hơn để cùng phát triển.

Báo Công luận

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Quang Vinh- TBT Báo Tin tức (TTXVN)- cho biết: Doanh nghiệp và nhà báo là mối quan hệ tương sinh. Báo chí và doanh nghiệp nên có niềm tin với nhau. Không ít trường hợp một bài báo có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên, “con sâu bỏ rầu nồi canh” làm xấu hình ảnh báo chí chỉ là số ít. Theo ông, nên siết chặt báo chí để lành mạnh hóa quan hệ báo chí- doanh nghiệp. Ông Hồng Thanh Quang- Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết- thì cho rằng, mỗi tờ báo như một cơ quan giám sát đầy trách nhiệm. Khi có vấn đề xảy ra, báo chí phải có thái độ đúng đắn.

Doanh nhân Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái đánh giá cao vai trò của báo chí với doanh nghiệp và kinh tế. Ông cho rằng báo chí là kênh phản biện chính sách vĩ mô hiệu quả.

Với tư cách vừa là Tổng biên tập tạp chí, vừa là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hải Dương, ông Nguyễn Hữu Đoan, thẳng thắn cho rằng, doanh nghiệp hiện nay rất sợ báo chí. Nguyên nhân do nhiều báo cùng đến liên hệ làm việc. Họ không quảng cáo thì làm cái khác mà doanh nghiệp bỏ chi phí không thỏa đáng. Hơn nữa, cách hỏi hời hợt, viết không đúng sự thật. Tuy nhiên, báo chí có nhiều đóng góp trong thành tựu chung của doanh nghiệp. Ông cho rằng, đồng hành chưa chia sẻ được mà phải làm bạn mới thấu hiểu.

[caption id="attachment_20042" align="aligncenter" width="640"]Ông Nguyễn Thiện Nhân- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯMTTQVN; ông Thuận Hữu- Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch HNBVN; ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp" cho 10 Tổng biên tập các cơ quan báo, đài.  Ảnh: Sơn Hải Ông Nguyễn Thiện Nhân- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯMTTQVN; ông Thuận Hữu- Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch HNBVN; ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp" cho 10 Tổng biên tập các cơ quan báo, đài.  Ảnh: Sơn Hải[/caption]

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, những năm qua, báo chí và doanh nghiệp hợp tác rất hiệu quả. Nhiều nhà báo tốt, đôi lúc nhà báo phản ánh sai vì họ chưa có kỹ năng làm việc với doanh nghiệp và ngược lại. Ông mong rằng, thời gian tới cả hai bên doanh nghiệp và báo chí sẽ cố gắng hiểu nhau hơn, gần nhau hơn. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc thay mặt cộng đồng doanh nghiệp chúc báo chí bền gan, sắc bút, sáng tâm, yêu doanh nghiệp.

Nhân dịp này, Diễn đàn cũng đã Trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp của VCCI cho 10 Tổng biên tập các cơ quan báo, đài vì đã có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

KIM THANH

Tin khác

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn