Bảo đảm an ninh nguồn nước là đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Chủ nhật, 01/11/2020 15:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo thường niên các Tổ chức xã hội năm 2020 với chủ đề “An ninh nước vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam” vừa diễn ra sáng 29/10/2020, tại Hà Nội.

Báo động an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Hội thảo “An ninh nước vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Trung tâm Thông tin Tổ chức phi chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sỹ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA cho biết, trong năm 2020, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai, nhất là nắng nóng, hạn hán, giông lốc, sạt lở, lũ lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống. Mới đây, lũ lụt rất lớn ở miền Trung đã gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Mặt khác, tài nguyên nước Việt Nam tuy phong phú, tuy nhiên, nguồn nước phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cấp ngoài biên giới. Nguồn nước Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: nhiều khu vực bị ô nhiễm nặng nề, lượng nước phân bổ không đều trong năm lúc quá ít, khi quá nhiều. Do đó, việc đánh giá thực trạng các chính sách, pháp luật về bảo đảm nguồn nước và việc cung cấp nước, nhất là nguồn nước sạch phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời, nêu rõ những thách thức, rào cản, bất cập và những kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước là vô cùng quan trọng.

Tiến sỹ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA phát biểu khai mạc hội thảo.

Tiến sỹ Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Đào Trọng Tứ- Phó Chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết: Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm là 80,6 tỷ m3/ 830 tỉ m3 (10% tổng lượng nước của cả nước. Trong đó hơn 80% (khoảng 65 tỉ m3/năm) sử dụng cho nông nghiệp; nhu cầu dùng nước cho dân sinh, công nghiệp sẽ lên đến khoảng 130- 150 tỉ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô (khoảng 170 tỉ m3).

Nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn.

Hiện 20% người dân chưa được sử dụng nước sạch, 17,2 triệu người vẫn sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

"Ô nhiễm nguồn nước do xả thải thiếu hoặc không kiểm soát diễn ra ở tất cả các lưu vực sông, gây ra tình trạng suy thoái và cạn kiệt nguồn nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa, việc phát triển và sử dụng nước các quốc gia thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế của Việt Nam đang không ngừng gia tăng, tạo thách thức ngày càng lớn đối với quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, hệ sinh thái"- TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.

Đông đảo các chuyên gia và các tổ chức xã hội tham dự hội thảo.

Đông đảo các chuyên gia và các tổ chức xã hội tham dự hội thảo.

Theo ông, tác động của biến đổi khí hậu đang hiện hữu và ngày càng tăng gây sức ép lên tài nguyên nước của Việt Nam. Đồng thời, việc quản lý tài nguyên nước còn nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân không ngăn chặn và đẩy lùi được suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nước.

Dùng nước lãng phí và làm ô nhiễm tất cả các hệ thống sông ngòi nội địa, khiến cho mối đe dọa an ninh nguồn nước là mối đe dọa hàng đầu.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý, các nhà khoa học đã chia sẻ, thảo luận các vấn đề về nước với cuộc sống và sức khỏe con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu; các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, góp phần vào phát triển bền vững ở Việt Nam.

Chia sẻ về các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, bà Lê Thị Việt Hoa, Cục Quản lý TNN (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý TNN; tập trung xây dựng và phê duyệt quy hoạch TNN quốc gia, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản TNN; nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và ý thức của người dân trong việc giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN; hoàn thiện việc xây dựng hệ thống giám sát TNN, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc khai thác sử dụng nước; nghiên cứu đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt với quy mô phù hợp với vùng.

Trong thời gian tới, tiến hành rà soát, sửa đổi Luật tài nguyên nước, trong đó cần có các quy định khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tài nguyên nước và các dịch vụ về nước theo hướng xã hội hóa. Cùng với đó, cần quy định đầy đủ, rõ ràng quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, của các Bộ, ngành có quản lý sử dụng tài nguyên nước và chính quyền địa phương các cấp; tập trung xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; hoàn thiện hệ thống giám sát tài nguyên nước; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra tài nguyên nước. Đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và ý thức, nghĩa vụ của người dân trong việc giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ chất lượng nước các sông, suối, hồ, ao,… Nghiên cứu đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt với quy mô phù hợp với từng vùng nhằm tăng cường trữ nước, điều tiết nguồn nước để đảm bảo nâng cao hiệu quả khai thác nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;…

Tiến sĩ Lê Thị Việt Hoa cũng nhấn mạnh, đảm bảo an ninh nguồn nước là loại an ninh đặc biệt, tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, kiến nghị đưa việc đảm bảo an ninh nguồn nước là một lĩnh vực an ninh phi truyền thống trong Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng như trong các văn kiện Đại hội của các địa phương.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cũng cho biết, trong thời gian qua, Ủy ban đã được Lãnh đạo Quốc hội phân công đi giám sát công tác an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập tại 14 tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ; duyên hải Miền Trung; Nam Trung Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; Tây Bắc. Qua giám sát, Đoàn công tác đã chỉ ra một số thách thức với an ninh nguồn nước. Trên cơ sở này, Ủy ban đã tổ chức Hội nghị giải trình của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng một số bộ, ngành có liên quan về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập” vào ngày 17/8/2020 nhằm làm rõ thực trạng an ninh nguồn nước ở Việt Nam hiện nay và trong 20 đến 30 năm tới (về trữ lượng, năng lực khai thác, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, sinh hoạt; an ninh nguồn nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; về ô nhiễm nguồn nước và xả thải vào lưu vực sông; về hợp tác quốc tế trong quản trị nguồn nước); giải pháp quản lý, ứng phó, kiểm soát vấn đề này. Sau hội nghị giải trình này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo kênh truyền hình Quốc hội xây dựng báo cáo và 01 bộ phim liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập. Đây sẽ là tài liệu tham khảo để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, thảo luận tại phiên kinh tế - xã hội diễn ra sắp tới để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch trong 5 năm, 10 năm tới và thời gian lâu hơn, đồng thời, là cơ sở để đưa vào kế hoạch tài chính trung hạn nhằm những giải pháp phân bổ tài chính kịp thời cho nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này.

Toàn cảnh Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo.

Trên thực tế, tất cả các giám sát của Ủy ban đối với các vấn đề kinh tế - xã hội đều có sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Những ý kiến, kinh nghiệm mà các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đúc rút, đóng góp là nguồn tham khảo quý báu để đưa vào những Nghị quyết, văn kiện, dự thảo Luật để phục vụ cho đất nước ta phát triển hơn” - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

PV

Tin khác

Những kỷ vật thiêng liêng tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú

Những kỷ vật thiêng liêng tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú

(CLO) Những kỷ vật còn lưu giữ tại Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã tái hiện rõ nét cuộc đời cách mạng của người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc.

Đời sống
Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến bao giờ?

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến bao giờ?

(CLO) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, đợt nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1 - 2/5 nắng nóng có khả năng giảm dần.

Đời sống
Ngày nghỉ lễ đầu tiên có hơn 2.000 du khách xuất cảnh qua Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Ngày nghỉ lễ đầu tiên có hơn 2.000 du khách xuất cảnh qua Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

(CLO) Theo cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, ngày nghỉ đầu tiên dịp lễ 30/4 và 1/5 đã có hơn 2.000 du khách từ các tỉnh thành miền xuôi qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang du lịch ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Đời sống
Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống