"Bao giờ Việt Nam phát triển đến nền kinh tế thị trường hiện đại?"

Thứ ba, 22/03/2016 12:49 PM - 0 Trả lời

Đó là câu hỏi của TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đặt ra cho các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu chính sách, chiến lược bàn luận tại Tọa đàm "Thể chế pháp luật kinh tế của một số quốc gia trên thế giới" do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức.

(CLO) Đó là câu hỏi của TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đặt ra cho các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu chính sách, chiến lược bàn luận tại Tọa đàm "Thể chế pháp luật kinh tế của một số quốc gia trên thế giới" do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức.

[caption id="attachment_87527" align="aligncenter" width="700"]IMG_1706 TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển phát biểu tại buổi tọa đàm[/caption]

Thực chất, tiến đến một nền kinh tế thị trường đã được Chính phủ và Nhà nước định hướng phát triển từ năm 1986 và "trong nhiều năm qua, cải cách thể chế luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của quá trình cải cách kinh tế Việt Nam đúng theo định hướng đã đề ra", ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM tổ chức.

Tuy nhiên, thể chế Việt Nam đã và đang được hướng đến thể chế của một nền kinh tế thị trường nhưng "chưa được hiện đại" bởi nhiều lý do từ khách quan đến chủ quan.

Cũng theo nhận định của ông Cung, đa số phần đông công chúng từ doanh nghiệp đến cả người làm chính sách để chưa hiểu rõ cải cách thể chế là gì. Hiểu được rồi thì tiến đến hàng loạt các câu hỏi: phải cải cách như thế nào, đến bao giờ thì đầy đủ, thì hiện đại và phù hợp xu hướng chung.

Theo nhận định của PGS. TS Dương Đăng Huệ, kinh tế thị trường phải có đầy đủ 10 đặc điểm xuyên suốt từ phương hướng chính trị, hệ thống pháp luật đến quá trình vận hành trong đó, phải tồn tại và hoàn chỉnh "hệ thống vật quyền" (quyền sở hữu của đất nước).

Nhưng theo đánh giá của ông Huệ, thể chế Việt Nam chưa hề đề cập đến định nghĩa về "hệ thống vật quyền" và thậm chí, khi đánh giá dựa trên 10 tiêu chí chung của nền kinh tế thị trường, "Việt Nam chưa đạt được bất cứ một tiêu chí nào", khẳng định của ông Huệ.

Ông Cung cũng thẳng thắn thừa nhận, thể chế kinh tế nếu không phù hợp sẽ trở thành vật cản, làm méo mó thị trường khiến các nguồn lực trong nền kinh tế bị phân bố sai lệch, thậm chí làm thui chột sáng kiến và động lực của từng cá nhân, tổ chức, của doanh nghiệp quốc dân dẫn tới sự không công bằng, không hiệu quả trong quản lý và điều hành đất nước.

Trong khi đó, "nguồn lực của chúng ta vô cùng lớn nhưng thể chế pháp luật kinh tế đang "bí rì rì" nên nguồn lực không đào lên được, không phát huy được, chưa thực sự tạo động lực cho sự phát triển", đánh giá của ông Cung.

Đối chiếu vào thực tế, hầu hết các chuyên gia đầu cho rằng, về mặt số lượng và tên các văn bản pháp luật, Việt Nam đều "đã đầy đủ và chứa đựng hầu hết trụ cột của thể chế pháp lý kinh tế thị trường như nước ngoài hiện nay" nhưng xét về nội dung thì lại thiếu hai điều 'quan trọng".

Thứ nhất, về phạm vi luật, nước ngoài có 10 nội dung của ta chỉ có được 5 nội dung. Thứ hai, đó là “họ thị trường còn ta thì chưa”, có thể trong nội dung của các thể chế pháp luật kinh tế đã có, nhưng vẫn không phù hợp với kinh tế thị trường ngày càng hiện đại và hội nhập sâu rộng.

[caption id="attachment_87528" align="aligncenter" width="600"]d8a5bfefe1cda567c49968d1e29851d2_kt_5 Phát triển đến nền kinh tế thị trường hiện đại là yếu tố thúc đẩy DN phát triển và thành công - Ảnh minh họa[/caption]

Cũng tại buổi tọa đàm, ThS. Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thừa nhận thẳng thắn về những bất cập trong thể chế kinh tế hiện nay khi dù tạo ra luật rất "rõ ràng" nhưng hành luật thì vẫn "theo tập quán" với những quy định bất thành văn. Đó cũng chính là điều được các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ ông Cung đến ông Hồ thừa nhận: "thực thi pháp luật là điểm yếu nhất của Việt Nam bây giờ".

Đó cũng là lý do khiến chuyên gia về luật pháp, nhà làm luật nước ngoài nhận định rằng, Việt Nam rất yếu trong việc thực thi luật pháp. Ngay tại hiệp định EVFTA, giới chức trách các nước trong khối liên minh EU đều thể hiện một quan điểm, họ không chỉ đánh giá Việt Nam trong việc tuân thủ các cam kết đã được thống nhất khi đàm phán mà còn đánh giá trên hàng loạt các tiêu chí về "mức độ tuân thủ", "mức độ thực hiện" hay nói cách khác chính là "tần suất" và cả sự "hiệu quả" trong thực thi các cam kết trên mà nổi bật nhất là cam kết về hải quan, thuế và quy tắc xuất xứ của hàng hóa.

Ngay tại buổi tọa đàm, ông Hồ đã thẳng thắn đề nghị phải có một cuộc vận động xây dựng và thực thi luật pháp trong toàn xã hội bởi pháp luật về kinh tế nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung đều chính là "lợi ích" của nhân dân.

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế luôn biến đổi nên pháp luật cũng phải vì thế mà biến đổi để phù hợp với xu hướng đó. Nói đến yêu cầu của tiến tiến trình cải cách thể chế lần thứ 3 của Việt Nam trong tiến trinh hội nhập có lẽ là sự cải cách về mặt nội dung khi phải tiệm cận gần hơn với thể chế kinh tế thị trường thế giới thay vì gai tăng số lượng các luật như đã làm hiện nay.

Hơn hết, đó là sự áp dụng, vận dụng hiệu quả hệ thống luật pháp này, nâng cao nặng lực thực thi của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân. Bởi luật pháp chỉ có thể phát huy tác dụng một cách "hoàn hảo" khi nó được gắn chặt với thực tiễn, được hình thành, phát triển và hoàn thiện từ những người tạo nên - thay đổi luật pháp là Chính phủ, Nhà nước đến những người thực thi là đông đảo người dân cả nước.

Đó chính là chìa khóa cho công cuộc đưa Việt Nam phát triển hoàn hảo đến nền kinh tế thị trường hiện đại. Và câu trả lời dành cho câu hỏi của TS. Lưu Bích Hồ sẽ không dễ dàng gì.

Quỳnh Liên

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp