Bạo lực học đường: Phải chú ý đến biện pháp phòng hơn chống

Thứ tư, 17/04/2019 17:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay 17/4, trong suốt cuộc họp Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường diễn ra ở 63 điểm cầu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ trọng tâm nhấn mạnh: Bạo lực học đường phải chú ý đến biện pháp phòng hơn chống.

Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường diễn ra ở 63 điểm cầu diễn ra sáng ngày 17/4/2019

Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường diễn ra ở 63 điểm cầu diễn ra sáng ngày 17/4/2019

Hội nghị Đảm bảo an ninh, an toàn trường học phòng chống bạo lực học đường có sự tham gia của lãnh đạo ngành GDĐT của 63 tỉnh, các hiệu trưởng trường phổ thông, hiệu trưởng cơ sở đào tạo giáo viên, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông và nhiều chuyên gia giáo dục. Theo đó, trao đổi tại hội nghị, PGS.TS tâm lý học Trần Thành Nam - Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng tình trạng bạo lực học đường diễn ra ở nhiều quốc gia, không riêng Việt Nam.

Để minh chứng cho nhận định của mình, ông đã đưa ra con số do UNECO báo cáo, hằng năm có 246 triệu trẻ em và người vị thành niên trên toàn thế giới là nạn nhân của bạo lực học đường. Trong đó ở Việt Nam có khoảng 22% trẻ từ 13-15 tuổi tham gia các cuộc ẩu đả, con số này ở nhiều nước là 30-40%. Nhiều quốc gia đã có các giải pháp phòng chống bạo lực học đường và xây dựng môi trường học đường an toàn. Trong đó các giải pháp phòng ngừa đa dạng, như nâng cao tư duy phản biện cho học sinh, nâng cao giá trị tự trọng cho học sinh để hạn chế hành vi bạo lực, tổ chức cho cha mẹ học sinh cùng tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng giúp trẻ phòng vệ, tổ chức các chương trình can thiệp tập trung cho các nhóm học sinh có nguy cơ cao sử dụng bạo lực... Từ đó, ông cho rằng những kinh nghiệm quốc tế đó sẽ là nền tảng để Việt Nam nghiên cứu và tham khảo để có những giải pháp thiết thực, phù hợp và hữu ích hơn.

Đứng trước tình trạng bạo lực học đường ngày một gia tăng, gây nhiều bức xúc trong dư luận và được xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Tuy nhiên bạo lực học đường vẫn không giảm, ngược lại vẫn có chiều hướng gia tăng. Trước khi tìm biện pháp phòng chống, Hội nghị đã phân tích nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Theo đó, rất nhiều nguyên nhân được đưa ra như do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do tác động tiêu cực của gia đình, xã hội,...

Qua đó, để thấy được không chỉ tác động từ phía gia đình mà xã hội, cụ thể là môi trường giáo dục, nơi các em tiếp xúc hàng ngày là yếu tố cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Ông Nhạ cũng nêu vấn đề về trách nhiệm liên quan tới cả các cơ sở đào tạo giáo viên trong việc tập huấn, đào tạo cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng về tâm lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm để các nhà giáo trở thành nhà giáo dục chứ không chỉ là "thợ dạy" các môn học trong nhà trường. Đó là còn là trách nhiệm của lãnh đạo các nhà trường, bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm… trong việc tìm ra các giải pháp để việc phòng chống bạo lực "không phải là phong trào mà đi vào hoạt động chuyên môn, không nghiêng về chống mà chú trọng đến phòng ngừa".

Tuy nhiên, để xây dựng biện pháp phòng chống bạo lực học đường không phải "một sớm, một chiều" mà cần có lộ trình, có nghiên cứu thực tế nguyên nhân, đúc rút, thống kê lại. Từ đó mới xây dựng được những biện pháp phòng chống bạo lực phù hợp với từng cở sở và hiệu quả.

Lương Minh 

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục