Bảo tồn lễ hội cầu mùa ở Quảng Trị

Thứ hai, 13/02/2023 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ cầu mùa hay còn gọi là cầu bông là một trong những phong tục truyền thống, là lễ hội lớn nhất của người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Lễ cầu mùa gắn liền với quá trình phát triển của cộng đồng người Vân Kiều ở Quảng Trị.

Lễ hội cầu mùa là tín ngưỡng của người dân Bản Chùa, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn thịnh vượng. Đồng thời, cầu mong cho cả bản xua đi những dịch bệnh, thiên tai, có một cuộc sống no ấm, bình yên và hạnh phúc.

Từ lâu, Bản Chùa dựa vào sản xuất nương rẫy theo phương thức “phát, đốt, cốt, trỉa”. Những năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi thì cuộc sống dân bản được ấm no, hạnh phúc, nhưng nếu không may xảy ra thiên tai, mất mùa thì cuộc sống hết sức khó khăn. Do tâm lý “nhờ trời” như vậy nên lễ cầu mùa được bà con ở đây đặc biệt coi trọng.

Lễ cầu mùa được bà con Bản Chùa tiến hành hằng năm, tuy nhiên do tình hình kinh tế, thu nhập của bà con còn khó khăn nên cứ 2 - 3 năm, có khi từ 4 - 5 năm mới tổ chức có quy mô một lần. Lúc này bên cạnh phần lễ còn có phần hội để người dân trong bản vui chơi, giao lưu văn hóa, văn nghệ.

bao ton le hoi cau mua o quang tri hinh 1

Người dân Bản Chùa luôn chăm chỉ lao động để có một mùa bội thu

Lễ cầu mùa ở Bản Chùa được tổ chức vào mùa xuân. Trước thời gian diễn ra lễ hội khoảng 1 tháng, trưởng bản triệu tập cuộc họp bao gồm: già làng, đại diện các họ tộc trong bản để bàn về thời gian cụ thể diễn ra lễ hội, kinh phí, phân công nhiệm vụ cho công tác chuẩn bị. Kinh phí cho lễ hội hoàn toàn do người dân trong bản đóng góp, ít hay nhiều tùy theo lễ cúng của năm đó.

Lễ cầu mùa được tổ chức tại khu đất cấm tại bến Cây Lội trước “rừng ma” của bản, người Vân Kiều thường quen gọi là “Là Pe” - nơi thờ cúng các vị thần, các bậc tiền nhân hay ma xứ của bản làng. Mỗi năm, cả bản làng chỉ đến đây được 2 lần vào lúc lễ cầu mùa và lễ cúng mừng năm mới dịp tết Nguyên Đán. Những ngày khác trong năm, người dân trong bản xâm phạm “Là Pe” nếu bị bắt gặp sẽ bị phạt có thể là trâu, bò, dê…

Đồ cúng lễ cầu mùa gồm nhiều thứ như: thịt thú rừng, gà, lợn, trâu, rượu, trầu... Đúng ngày tổ chức lễ, khoảng 5 giờ chiều già làng trong trang phục của thầy cúng là người đầu tiên được phép đặt chân vào vùng cấm “Là Pe”, sau đó mọi người mới được phép vào. Già làng trịnh trọng đặt mâm lễ lên “Là Pe”; mâm lễ gồm có hai con gà (một trống, một mái), xôi hay còn gọi là cơm lam, lợn, cau trầu, rượu, hương, đèn…

Việc thờ cúng của người Vân Kiều được quy định rất chặt chẽ. Chỉ có những người đàn ông dưới sự điều hành của già làng mới được phép thực hiện các thủ tục như chuẩn bị đồ lễ, quét dọn miếu thờ, khu vực “rừng ma”.

Sau khi đồ lễ được đặt lên bàn thờ “Là Pe”, hương được thắp lên, già làng là người trực tiếp làm lễ cúng. Trước sự chứng kiến của toàn thể dân bản, trưởng bản ngồi trước “Là Pe” lầm rầm khấn vái, đọc những câu thần chú của riêng người Vân Kiều để báo cáo với các vị thần đất đai, sông núi, các bậc tiền bối và cả “con ma xứ” nơi người Bản Chùa sinh sống. Mục đích là cầu xin thời tiết thuận lợi, đất đai tươi tốt, vụ mùa mới bội thu, bản làng bình yên và dân bản khoẻ mạnh, ấm no.

Để bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống này, huyện Cam Lộ có chủ trương giúp dân bản bảo tồn, gìn giữ giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và du lịch; hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách với phương châm “Giữ văn hóa để phát triển du lịch, phát triển du lịch để giữ gìn bản sắc văn hóa”.

Vì vậy Quảng Trị đã tạo điều kiện tốt nhất giúp bà con Bản Chùa bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống này, đồng thời hướng đến xây dựng trở thành lễ hội có quy mô hằng năm nhằm gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và du lịch.

Lễ hội cầu mùa được tổ chức nhằm thực hiện chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và Nhà nước ta.

PV

Bình Luận

Tin khác

Hội An là điểm đến hàng đầu thế giới cho du lịch hè

Hội An là điểm đến hàng đầu thế giới cho du lịch hè

(CLO) Mới đây, Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7, trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.

Du lịch
Bánh mì Việt Nam vào top bánh kẹp ngon nhất thế giới năm 2024

Bánh mì Việt Nam vào top bánh kẹp ngon nhất thế giới năm 2024

(CLO) Không lâu sau khi được Taste Atlas, chuyên trang du lịch ẩm thực ca ngợi, bánh mì Việt Nam tiếp tục lọt vào danh sách 24 loại bánh sandwich (bánh kẹp) ngon nhất thế giới năm 2024, do đài CNN bình chọn.

Du lịch
Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến quốc tế của người Ấn Độ

Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến quốc tế của người Ấn Độ

(CLO) Theo báo cáo về xu hướng du lịch toàn cầu năm 2024 do Viện Kinh tế Mastercard công bố cho thấy, người Ấn Độ du lịch ngày càng nhiều. Trong đó Việt Nam là điểm đến hàng đầu.

Du lịch
Yêu cầu xử lý tour du lịch 'chui' trên vịnh Bái Tử Long

Yêu cầu xử lý tour du lịch 'chui' trên vịnh Bái Tử Long

(CLO) UBND Huyện Vân Đồn đã yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, các cơ sở kinh doanh trái phép tổ chức cho khách tham gia tour "chui" trên vịnh Bái Tử Long.

Du lịch
Phở trộn, nộm và gỏi gà xé của Việt Nam lọt top món trộn ngon nhất thế giới

Phở trộn, nộm và gỏi gà xé của Việt Nam lọt top món trộn ngon nhất thế giới

(CLO) Gần đây, ẩm thực Việt Nam liên tiếp được truyền thông quốc tế ca ngợi và bình chọn vào danh sách những món ăn ngon nhất thế giới. Mới nhất, 3 món gồm phở trộn, nộm và gỏi gà xé tiếp tục được nhắc đến.

Du lịch