Bất chấp doanh số sụt giảm mạnh, Thụy Sĩ vẫn đang sản xuất quá nhiều đồng hồ

Chủ nhật, 11/04/2021 13:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhận định từ đại diện của tập đoàn Hermes International, các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ vẫn đang tung ra quá nhiều sản phẩm bất chấp việc doanh số bán hàng sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra.

Nền công nghiệp sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Ảnh: Getty

Nền công nghiệp sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Ảnh: Getty

Trả lời phỏng vấn với tờ Bloomberg, ông Laurent Dordet – giám đốc điều hành đơn vị sản xuất đồng hồ của Hermes International– chia sẻ rằng một số hãng đồng hồ Thụy Sĩ như Hermes, Rolex, hay Audemars Piguet đã tạm ngừng sản xuất vào hồi giữa năm ngoái khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Quyết định trên đã giúp giảm bớt tình trạng dư thừa nguồn cung đối với loại mặt hàng này. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất khác vẫn tiếp tục tung các sản phẩm mới ra thị trường bất chấp những biến động của thị trường và tình hình thế giới.

Theo ước tính, Thụy Sĩ đã xuất khẩu được hơn  tỷ chiếc đồng hồ trong vòng 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, vị CEO của Hermes lại cho rằng các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đồng hồ xa xỉ của Thụy Sĩ hiện đang phải giải quyết những khó khăn nhất định. Đó là vừa phải đẩy doanh số cao hơn nhưng vẫn giữ được tính độc quyền cho các sản phẩm.

Thậm chí, một số hãng đồng hồ Thụy Sĩ nâng mức thưởng cho các giám đốc bán hàng vì đã “tung được” quá nhiều sản phẩm ra thị trường. Ông Dordet nhấn mạnh: “Đây vẫn là một căn bệnh chính của ngành công nghiệp đồng hồ, ít nhất là với một số thương hiệu.”

Những năm gần đây, hàng loạt các trang web bán đồng hồ đã qua sử dụng “mọc lên như nấm”. Trong khi đó, Apple Inc. hiện sản xuất số lượng đồng hồ thông minh nhiều gấp đôi so với toàn bộ số lượng đồng hồ xuất khẩu của Thụy Sĩ, làm rung chuyển nền công nghiệp này và khiến nhiều thương hiệu lâu năm phải “toát mồ hôi hột”.

Xuất khẩu đồng hồ Thụy Sỹ giảm mạnh nhất trong 8 tháng vào tháng 2/2020 khi các chuyến hàng tới Trung Quốc đại lục và Hồng Kông giảm lần lượt là 52 và 42% khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ. Doanh thu trong năm 2020 của nền công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ đã giảm 22% so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo ông Dordet, nhu cầu của thị trường ngày càng tập trung vào các thương hiệu lớn nhất như: Rolex, Patek Philippe, Audemars Piguet, Cartier và Omega.

“Các hãng không nằm trong số năm ông lớn này đang gặp nhiều khó khăn,” ông Dordet nhận định. “Ngành công nghiệp đồng hồ đang phân cực rất nhiều. Chúng ta sẽ dần xác định được người chiến thắng và kẻ thua cuộc.”

Theo nhà phân tích Rene Weber của Bank Vontobel, đồng hồ Hermes đã tăng 2% doanh thu, vượt qua tất cả các đối thủ chính của hãng trong lĩnh vực đồng hồ xa xỉ. Trong khi đó, doanh số bán hàng tại nhãn hiệu cùng tên của Swatch Group AG giảm 40% , được bán với giá từ 50 USD trở xuống.

Theo Bloomberg, cổ phiếu của cả Swatch, công ty sản xuất Breguet and Longines cũng như Richemont, doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu bao gồm Vacheron Constantin, đều đã mất 1/3 giá trị trong năm 2020 vừa qua.

Không chỉ có những tượng đài trong ngành công nghiệp này, những thương hiệu nhỏ hơn cũng đã chịu thiệt hại nặng nề với những biến động lớn trên toàn cầu trong những năm vừa qua.

Điều này khiến cho một số xưởng sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ đã buộc phải nộp đơn xin phá sản vì không thể chống chọi với tình hình hiện tại. Vào năm ngoái, RJ Watches, một thương hiệu đồng hồ độc lập, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Phân khúc chứng kiến mức tăng trưởng tốt nhất của ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ là phân khúc hàng xa xỉ. Hermes bán các sản phẩm với mức giá trung bình khoảng 6.000 USD, tuy nhiên, vẫn có một số mặt hàng đồng hồ có giá trị từ hàng trăm nghìn USD tới vài triệu USD.

“Đối với chúng tôi, tuyệt đối không có tình trạng thừa nguồn cung đồng hồ, và không có hàng tồn kho vào cuối năm”, Dordet nói. Hermes hạn chế việc phân phối thông qua bên thứ ba và do đó có quyền kiểm soát tốt hơn việc bán hàng.

                                                                                                       Hương Vũ                                                                                                             

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp