Bất đồng trong G-20: Lực cản tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Thứ hai, 14/11/2022 10:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bóng ma suy thoái đang bao trùm kinh tế toàn cầu, việc vực dậy tăng trưởng nên là ưu tiên trong chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh dành cho các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 nền kinh tế tiên tiến và đang phát triển.

“Ảm đạm” bức tranh kinh tế toàn cầu

Châu Âu có thể đã rơi vào suy thoái khi Nga thắt chặt nguồn cung cấp năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây. Từ đó, lạm phát sẽ gia tăng, chèn ép người tiêu dùng và các doanh nghiệp trên khắp thế giới và tạo ra áp lực lớn đối với các nước nghèo hơn thông qua các hóa đơn nhập khẩu thực phẩm và năng lượng theo hình xoắn ốc.

Đáp lại, các ngân hàng Trung ương, trước hết là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), đã mạnh tay tăng lãi suất, gia tăng sức ép đối với tăng trưởng và tăng chi phí trả nợ cho các Chính phủ thị trường mới nổi mắc nợ nhiều.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết: “Trong khi mọi ánh nhìn đổ dồn vào bức tranh kinh tế ảm đạm toàn cầu, điều đáng lo ngại hơn là xu hướng gia tăng phân mảnh”. Ông lo ngại rằng toàn cầu có thể bị “mộng du” vào một thế giới nghèo hơn và kém an toàn hơn.

bat dong trong g 20 luc can tang truong kinh te toan cau hinh 1

Chiến tranh, lạm phát và căng thẳng Mỹ - Trung đang chia rẽ các nền kinh tế lớn. Ảnh: WSJ.

Việc giải thoát khỏi những áp lực kinh tế đó có vẻ xa vời. Loạt ngân hàng Trung ương đang ra sức tăng những đợt lãi suất tiếp theo. Mỹ và các đồng minh đang tìm cách áp trần giá dầu của Nga, trong khi Ả Rập Xê-út đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu dầu cắt giảm sản lượng, cả hai đều có nguy cơ làm tăng giá năng lượng bằng cách siết chặt nguồn cung.

Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc (hai nền kinh tế lớn nhất thế giới) đang gặp khó khăn về các vấn đề từ thương mại và công nghệ đến an ninh quốc gia và Đài Loan, với các trợ lý đặt ra kỳ vọng thấp về bất kỳ sự tan băng đáng kể nào trong quan hệ khi Tổng thống Biden gặp gỡ vào thứ Hai với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ gặp Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang bên lề hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về triển vọng kinh tế toàn cầu, cùng các vấn đề khác, theo một quan chức Bộ Tài chính.

Trong một báo báo tuần trước, các nhà kinh tế tại Goldman Sachs nhận định lệnh cấm của Mỹ đối với xuất khẩu chip sang Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia sẽ cắt giảm khoảng 1/4 điểm phần trăm so với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023.

G-20 sẽ phản ứng với “cơn bão” trong nền kinh tế ra sao?

Trong quá khứ, G-20 đã phản ứng mạnh mẽ với suy thoái kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã nhất trí về kế hoạch tái cấp vốn cho các ngân hàng đang chìm và kích thích nền kinh tế của họ bằng hỗ trợ tài chính và tiền tệ.

Giới phân tích dự kiến G-20 sẽ chưa giải quyết được những căng thẳng hiện có của nền kinh tế đối với những thách thức của thế giới từ hội nghị thượng đỉnh trong tuần. Với việc các ngân hàng Trung ương tập trung vào vấn đề lạm phát, các nhà kinh tế cho rằng các Chính phủ sẽ phụ thuộc vào việc quản lý tác hại từ việc tăng lãi suất, đặc biệt là khi các vấn đề tràn qua biên giới từ các nước nghèo từ các nước giàu hơn.

bat dong trong g 20 luc can tang truong kinh te toan cau hinh 2

Tình hình sản xuất ở các nước lớn nhỏ cũng chậm lại. Ảnh: AP.

Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Tài chính của nước chủ nhà G-20 Indonesia, cho biết môi trường hiện tại trái ngược với tình hình đó. Các Bộ trưởng Tài chính G-20 đã không đạt được thỏa thuận về một tuyên bố chung thông lệ tại một số cuộc họp gần đây nhất, hiện tại các lãnh đạo đang bị mắc kẹt trong những bất đồng về tác động kinh tế từ chiến tranh Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt.

Trong bộ dự báo mới nhất, IMF dự kiến nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chỉ đạt 2,7% vào năm 2023, với 31 trong số 72 nền kinh tế dự kiến sẽ ghi nhận hai quý liên tiếp giảm sản lượng trong năm nay và năm tới. Đồng thời, quỹ này kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, chỉ hơn một nửa so với mức 6% đã đạt được vào năm 2021.

Trong tháng trước, các nhà kinh tế được The Wall Street Journal khảo sát rằng xác suất suy thoái trong 12 tháng tới ở Mỹ là 63%, tăng từ 49% trong cuộc khảo sát hồi tháng Bảy. Nhiều nhà kinh tế dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái ở Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh trong những tháng tới. IMF dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Đức và Ý sẽ giảm vào năm 2023, với dự báo toàn bộ khu vực đồng euro gồm 19 quốc gia sẽ chỉ mở rộng 0,5%.

bat dong trong g 20 luc can tang truong kinh te toan cau hinh 3

Lạm phát cũng nhen nhóm từ việc giá xăng tăng. Ảnh: WSJ.

Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang loay hoay trước đại dịch Covid-19 và triển vọng u ám của ngành bất động sản ngày càng trầm trọng. Cùng với tăng trưởng của Mỹ và Châu Âu đang chậm lại, điều đó khiến nền kinh tế toàn cầu không có động lực tăng trưởng rõ ràng.

Đối với G-20, một diễn đàn dành cho 19 nền kinh tế lớn trên thế giới và Liên minh châu Âu, hiện giờ vấn đề kinh tế cấp bách nhất là lạm phát, đặt các ngân hàng Trung ương thay vì Chính phủ vào vai trò điều khiển chính sách kinh tế.

Một số quốc gia có nền tài chính ọp ẹp đã bị ảnh hưởng nặng nề, và Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác đã cảnh báo về nguy cơ tiếp tục gặp khó khăn liên quan đến nợ. Bangladesh trong tháng này đã đồng ý gói hỗ trợ 4,5 tỷ đô la với IMF, tham gia vào danh sách các quốc gia đã tìm kiếm sự hỗ trợ của quỹ trong năm nay, bao gồm Sri Lanka và Pakistan.

Theo quan điểm của ông giới phân tích, một điều mà G-20 có thể làm là gây áp lực lên các bên cho vay để đẩy nhanh quá trình giảm bớt gánh nặng nợ nần, trong bối cảnh lo ngại tiến độ chưa đủ nhanh theo một sáng kiến quốc tế, gọi tắt khuôn khổ chung. Các nhà kinh tế khác đề nghị các nhà lãnh đạo cũng xem xét việc giảm thuế và các biện pháp khuyến khích khác để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia xử lý nợ, và thúc đẩy những người đi vay công khai đầy đủ tất cả các khoản nợ của họ để tăng cường lòng tin.

Trong khi đó, một số nhà kinh tế cho rằng suy thoái toàn cầu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đặc biệt nếu Fed có thể đưa lạm phát ở Mỹ trở lại mục tiêu chỉ với một chi phí khiêm tốn về việc làm và tăng trưởng, hoặc nếu Trung Quốc chiến thắng Covid-19 và nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Đồng thời, mức độ nghiêm trọng của bất kỳ sự suy giảm nào cũng nên được khắc phục bởi thực tế là các hộ gia đình, doanh nghiệp và ngân hàng đang có sức khỏe tài chính tốt hơn so với trước khi xảy ra đại dịch, và đặc biệt là trước cuộc khủng hoảng 2008 - 2009 đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Nhưng một nỗ lực phối hợp để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu dường như không xuất hiện từ hội nghị thượng đỉnh ở Indonesia.

“Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quốc gia có thể tập hợp lại và tìm cách kích thích tài chính để cố gắng tạo ra việc làm, ngăn chặn suy thoái gây thiệt hại kéo dài. Nhưng hiện nay, các quốc gia có không gian tài khóa khác nhau, áp lực lạm phát khác nhau ”, bà Yellen nói.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

(CLO) Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 11-19/5/2024 của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hải quan hai nước.

Thị trường - Doanh nghiệp