Bất ổn ở Tây Phi gây thêm khó cho tham vọng Vành đai, Con đường của Trung Quốc

Thứ hai, 13/09/2021 21:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gắn kết thương mại bằng xuất nhập khẩu, đổ hàng tỷ USD cho Sáng kiến Vành đai và Con đường là cách mà Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại châu Phi. Nhưng bất ổn chính trị ngày càng trầm trọng tại đây đang chắt chặt thêm khó khăn cho kế hoạch này.

Trung Quốc – Tây Phi: Khăng khít quan hệ thương mại?

Việc Tổng thống Guinea Alpha Conde bị lật đổ, các cuộc tiếp quản quân sự gần đây ở Chad và Mali, cũng như một cuộc đảo chính có chủ đích ở Niger có thể làm phức tạp thêm sự “xâm nhập” của Trung Quốc vào khu vực bán khô hạn Sahel và các phần của Tây và Trung Phi.

bat on o tay phi gay them kho cho tham vong vanh dai con duong cua trung quoc hinh 1

Bất ổn chính trị ở Guinea gia tăng khi Tổng thống bị lật đổ. (Nguồn: EPA-EFE).

Ở khu vực Sahel, ngày càng có nhiều lo ngại rằng các cuộc đảo chính gần đây có thể dẫn đến bất ổn chính trị trầm trọng hơn ở khu vực mà Trung Quốc đang tìm cách mở rộng kế hoạch thương mại và đầu tư trị giá hàng tỷ USD mang tên Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Guinea đã bị đình chỉ khỏi Cộng đồng Kinh tế của các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) do quân đội tiếp quản. Đây là quốc gia rất giàu bô-xít - một nguyên liệu thô thiết yếu của nhôm và quặng sắt.

Cộng hoà Chad sở hữu nguồn tài nguyên dầu khí và đây là nơi sản xuất dầu lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc có hoạt động chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Quan hệ thương mại của Trung Quốc với Cộng hoà Niger cũng ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực thăm dò và khai thác uranium.

Tuy nhiên, thị trường đã phản ứng với tình hình bất ổn chính trị ở Guinea bằng cách đưa giá nhôm lên mức cao nhất trong 10 năm do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung bô-xít từ nhà sản xuất nguyên liệu chủ chốt lớn thứ hai trên thế giới chiếm 22% tổng sản xuất.

Theo ông Boris Sinitsyn, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kim loại và khai thác tại ngân hàng đầu tư Renaissance Capital, ngoài việc cung cấp cho các lò luyện ở châu Âu, Guinea là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp nhôm Trung Quốc. Giá bô-xít và alumin gần đây đã tụt so với báo giá nhôm, trong khi bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào cũng có thể thúc đẩy chúng lên cao hơn nữa, ông nói.

Năm 2019, Guinea đã bán phần lớn quặng sắt của mình, trị giá khoảng 2,1 tỷ USD cho Trung Quốc, theo Đài quan sát phức hợp kinh tế.

Trung Quốc là nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Guinea khi mua phần lớn bô-xít của nước này. Các công ty Trung Quốc cũng có cổ phần trong trữ lượng quặng sắt của nước này, bao gồm cả dự án quặng sắt lớn nhất thế giới ở mỏ Simandou hiện đang được triển khai.

Trung Quốc tin rằng quặng sắt có thể giúp họ cắt giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Úc trong bối cảnh căng thẳng thương mại. Nhưng dự án này đã bị đình trệ trong nhiều năm, do những bất đồng về việc ai nên triển khai nó, liên quan đến tham nhũng, bất ổn chính trị và thiếu kinh phí.

Các công ty Trung Quốc đã hỗ trợ một tập đoàn của Societe Miniere de Boke (SMB) và Công ty Vận chuyển Thắng lợi của Singapore để phát triển các khối 1 và 2 của mỏ Simandou với mục tiêu bắt đầu sản xuất vào năm 2025. Các khối 3 và 4 của mỏ Simandou do Anglo (Công ty đa quốc gia Rio Tinto của Úc) sở hữu 45,05% và Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco) nắm giữ 39,95%. 15% còn lại do chính phủ Guinea nắm giữ.

Bất ổn chính trị, Trung Quốc “nằm im” xem xét tình hình

Mặc dù chính quyền của Guinea đã hứa sẽ tôn trọng tất cả các thỏa thuận khai thác hiện có, nhưng bất ổn chính trị vẫn còn là vấn đề rất lớn.

Samuel Ramani, một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Oxford, cho biết cuộc đảo chính ở Guinea ảnh hưởng ngay lập tức đối với các lợi ích của Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về sự ổn định của thị trường nhôm toàn cầu.

“Việc tăng giá nhôm xảy ra ngay sau khi Guinea tác động xấu đến lợi nhuận của Trung Quốc. Việc Trung Quốc kêu gọi thả Tổng thống Alpha Conde và lên án cuộc đảo chính là điều đã được mong đợi nhưng hiện nay lợi ích vật chất thực sự đang bị đe dọa”.

Ramani cho biết hàng loạt các cuộc đảo chính ở Cộng hoà Mali, Cộng hoà Chad và Guinea chắc chắn đã làm giảm sức hấp dẫn của khu vực Sahel như một biên giới mở rộng cho kế hoạch Vành đai và Con đường. Ông nói thêm rằng Trung Quốc có khả năng sẽ duy trì sự hiện diện gìn giữ hòa bình của mình ở Mali, nhưng sẽ khó có thêm những khoản đầu tư lớn.

Khu vực Sahel kéo dài từ bờ biển Đại Tây Dương của Senegal đến Eritrea trên bờ Biển Đỏ, là một điểm chiến lược cho tham vọng thương mại của Trung Quốc ở châu Phi. Các khoản đầu tư của họ trong khu vực này là rất lớn khi phủ khắp các quốc gia Senegal, Niger, Chad, Nigeria, Sudan và Burkina Faso.

Các công ty Trung Quốc đang xây dựng các tuyến đường sắt để kết nối Cộng hoà Mali trong đất liền với các cảng ở Dakar, Senegal và Conakry ở Guinea. Bắc Kinh đã ký một biên bản ghi nhớ với Bamako vào năm ngoái để hợp tác trong Sáng kiến Vành đai Con đường.

Ông Mohammed Soliman, một học giả tại Viện Trung Đông ở Washington, cho biết khu vực Sahel là trọng tâm trong chiến lược châu Phi của Bắc Kinh và các mục tiêu rộng lớn hơn của Sáng kiến Vành đai và Con đường.

“Thật vậy, xu hướng đảo chính quân sự tại một số quốc gia đang nổi lên đe dọa an ninh và ổn định của khu vực vĩ mô hơn theo cách có thể gây nguy hiểm cho các mục tiêu của Bắc Kinh và đầu tư hiện có vào các dự án cơ sở hạ tầng trên toàn khu vực”, ông Soliman nói cho nhận định rằng, giống như nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế, Trung Quốc đang chờ đợi và xem xét trước khi theo đuổi một định hướng chính sách cụ thể.

Sơn Tùng (Theo: South China Morning Post)

Tags:

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h