(CLO) Tủ nuôi cấy phôi mô phỏng môi trường trong tử cung của người mẹ, tích hợp camera, phần mềm AI giúp vợ chồng hiếm muộn nhìn thấy phôi đang lớn dần.
Một ngày cuối tháng 12/2021, chị Minh Ánh và chồng (quận 12, TP. HCM) nắm chặt tay nhau, nhìn cảnh tượng mà họ chưa bao giờ nghĩ sẽ được thấy trong đời. Chiếc phôi tạo ra từ số trứng hiếm hoi của chị được đặt trong tủ nuôi cấy riêng biệt mô phỏng y hệt tử cung của người mẹ. Với camera giám sát 24/24h, toàn bộ quá trình phát triển, phân chia tế bào được phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích để đánh giá chất lượng phôi, so sánh với hàng trăm dữ liệu phôi tích hợp từ khắp thế giới và chọn ra chiếc phôi tốt nhất để đưa vào tử cung người mẹ.
Giữa tháng 1/2022, bác sĩ chọn một phôi chất lượng nhất, chuyển vào tử cung chị Minh Ánh. Hơn 9 tháng sau, chiếc phôi đó trở thành cậu con trai đầu lòng của vợ chồng chị. "Được nhìn thấy con hình thành như thế nào là một trải nghiệm kỳ diệu", chị Ánh xúc động nói.
Lập gia đình trễ nhưng hai vợ chồng (cùng sinh 1985) tiếp tục trì hoãn việc sinh con sau 3 năm kết hôn. Năm 34 tuổi chị Ánh từng tuyệt vọng khi nghe bác sĩ thông báo buồng trứng cạn kiệt, gần như không có khả năng sinh con từ trứng của chính mình. "Bác sĩ nói tôi như ‘giếng cạn nước’. Hai vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc", chị Ánh kể.
Tìm đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM thăm khám, chị được ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (IVFTA-HCM), lên phác đồ kích trứng phù hợp, gom trứng và nuôi phôi bằng tủ nuôi cấy tích hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo để tăng khả năng thành công.
Lần chuyển phôi đầu tiên thành công, cậu con trai đầu lòng chào đời vào tháng 9/2022. Chị Ánh còn trữ đông một phôi, dự tính vài năm nữa sinh tiếp con.
Chị Ánh ôm con mới sinh vào lòng. Ảnh: Tuệ Diễm
Tương tự chị Ánh, vợ chồng anh Minh Hiếu (quận 7, TP HCM) xấp xỉ 40 tuổi, chạy chữa từ Nam ra Bắc suốt 5 năm nhưng chưa có con. Người chồng không có tinh trùng do biến chứng từ bệnh quai bị thời niên thiếu. Chỉ số dự trữ buồng trứng người vợ cũng chạm đáy. Khi tới IVFTA-HCM, cơ hội mang thai và sinh con chỉ còn 10%.
Các bác sĩ mổ vi phẫu tìm tinh trùng cho người chồng, đồng thời kích thích buồng trứng cho người vợ để làm thụ tinh ống nghiệm, tạo phôi và nuôi cấy trong phòng lab dùng ứng dụng AI để đánh giá, chọn lọc. Cặp vợ chồng đón tin vui ngay lần đầu tiên chuyển phôi.
Theo các chuyên viên phôi học, công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo là yếu tố mấu chốt tạo nên thành công khi thụ tinh ống nghiệm. Bởi nếu không tạo phôi, nuôi phôi khỏe mạnh và chọn lọc được phôi tốt nhất từ số tinh trùng ít ỏi, bệnh nhân phải chờ đợi 1-2 năm nữa mới có thể phẫu thuật tìm tinh trùng lần hai. Khi đó, cơ hội có con nguy cơ gần bằng không.
Bác sĩ Giang Huỳnh Như cho hay, trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, trong đó có hỗ trợ sinh sản. Các nhà khoa học đã sáng chế ra thuật toán giúp dự đoán kết quả thụ tinh ống nghiệm thông qua phần mềm so sánh, phân tích đánh giá sự hình thành và phát triển của hàng trăm phôi thai. Theo báo cáo năm 2019 của Pegah Khosravi, trợ lý giáo sư tại Đại học Công nghệ Thành phố New York (Mỹ) và các cộng sự, ứng dụng AI để xác định chất lượng phôi có độ chính xác 97%.
Trước đây, khi chưa có ứng dụng này, các chuyên viên phôi học phải lấy phôi trong tủ nuôi ra ngoài để quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi. Sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, môi trường khí xung quanh phôi có thể khiến phôi bị sốc. Do đó, tỷ lệ phôi hỏng cao, phôi bị gián đoạn phát triển, khó nuôi phôi đến ngày 5.
Công nghệ AI được triển khai lần đầu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào đầu năm 2020. IVF Tâm Anh sử dụng hệ thống tủ nuôi cấy phôi Embryoscope. Khác với các tủ nuôi cấy thông thường, Embryoscope được ví như "buồng tử cung nhân tạo", với mỗi ngăn tủ được sử dụng cho một ca nuôi cấy riêng biệt. Trong trường hợp một ngăn bất kỳ mở cửa, cửa của những ngăn còn lại vẫn được đóng kín. Điều này giúp làm giảm sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, độ ẩm, môi trường khí trong tủ nuôi.
Chuyên viên phôi học đang đặt đĩa phôi vào trong tủ nuôi phôi có camera quan sát 24/24h. Ảnh: Tuệ Diễm
Tủ cấy này tích hợp hệ thống camera theo dõi hình ảnh và quá trình phát triển của phôi. Chuyên viên phôi học có thể quan sát, đánh giá từng sự thay đổi nhỏ mà không bị áp lực thời gian, do không cần đem phôi ra bên ngoài. Bệnh nhân cũng có thể quan sát quá trình phát triển phôi qua màn hình máy tính.
Cứ mỗi 5 phút, camera sẽ chụp hình phôi để cung cấp dữ liệu, thông tin cho phần mềm AI. Phần mềm sẽ phân tích từng phôi được nuôi cấy bên trong tủ, so sánh tiến trình phát triển của các phôi trong cùng điều kiện nuôi cấy để chọn lựa phôi tốt nhất chuyển vào tử cung người phụ nữ, nâng tỷ lệ thành công, giảm nguy cơ song thai với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chuyên viên phôi học theo dõi hệ thống nuôi cấy phôi Embryoscope qua các màn hình. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trưởng Lab IVF Tâm Anh, phôi được đánh giá trên thang điểm 10. Mức điểm càng cao thì khả năng làm tổ của phôi càng tốt. Trường hợp bệnh nhân có nhiều phôi, với nhiều mức điểm khác nhau, các chuyên viên phôi học sẽ lựa chọn phôi điểm cao để ưu tiên chuyển trước, giúp người vợ có thai sớm nhất.
Phụ nữ ngoài 35 tuổi, nam giới trên 45 tuổi là nhóm thường có chỉ số buồng trứng thấp, tinh trùng dị dạng, vô tinh... dẫn đến tỷ lệ phôi bất thường cao. "Trí tuệ nhân tạo AI là \'cánh tay đắc lực\' giúp chuyên viên có cơ sở đánh giá chất lượng phôi, lựa chọn phôi tốt để chuyển vào tử cung và tiên lượng khả năng đậu thai", bác sĩ Huỳnh Như cho biết.
Bác sĩ Huỳnh Như chia sẻ thêm, hiện 95% bệnh nhân vô sinh hiếm muộn tại IVF Tâm Anh lựa chọn nuôi phôi bằng hệ thống tủ Embryoscope cùng phần mềm trí tuệ nhân tạo. Mặc dù 80% là ca bệnh khó, vô sinh lâu năm, lớn tuổi, dự trữ buồng trứng kém, thất bại chuyển phôi nhiều lần..., nhưng những ứng dụng công nghệ hiện đại đã góp phần cải thiện tỷ lệ thành công cho bệnh nhân dù chỉ chuyển một phôi.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội giao Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông phối hợp với các đơn vị triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc trên địa bàn.
(CLO) Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ cao tốc số 7 vừa xử phạt 10 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe (GPLX) đối với tài xế xe khách chuyển làn không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.
(CLO) Chiếc xe ô tô 4 chỗ do anh T. điều khiển đang lưu thông trên tuyến Quốc lộ 14 (đoạn qua địa bàn Gia Lai) thì bất ngờ lao lên lề đường tông vào biển báo giao thông và cây xanh. Vụ tai nạn khiến chiếc xe bẹp dúm, 2 người văng ra khỏi xe.
(CLO) Có nơi nào bạn khao khát “phải tới một lần trước khi chết”, có việc gì bạn cồn cào muốn làm ngay kẻo quá muộn?!. "Khoảng lặng cuối tuần" - một mục của Trạm mời bạn cùng lắng nghe những cuộc trò chuyện đầy cá tính, chạm vào những góc cá nhân sâu lắng của những nhân vật đầy sắc màu. Và hôm nay là Đỗ Doãn Hoàng, nhà báo điều tra hàng đầu Việt Nam. Gã “điên” này cả đời cứ sùng sục lên đường, núi cao rừng thẳm, sa mạc hoang vu, nhiều khi buộc phải vượt qua lằn ranh an toàn của bản thân để đổi lấy một đời đam mê tận hiến với nghiệp riêng - mà mình tự nguyện gồng gánh. Cuộc trò chuyện đã mở ra, mời bạn cùng bước vào...
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 24/3, Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng diện rộng trên 32 độ. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào vài nơi.
(CLO) Trong các ngày từ 22- 23/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa bồi dưỡng với chủ đề “Kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động”.
(CLO) Bàn thắng duy nhất của đội trưởng Liu Haofan đã mang về chiến thắng tối thiểu 1-0 cho đội tuyển U22 Trung Quốc trước U22 Hàn Quốc tại giải giao hữu quốc tế CFA Team China 2025, chiều 23/3 (giờ Việt Nam).
(CLO) Ngày 23/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên dự và trao quyết định.
(CLO) Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tác động từ bên ngoài có thể lớn hơn dự báo, đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng nhiều lĩnh vực kinh tế để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, theo Thủ tướng Lý Cường tuyên bố vào Chủ nhật (23/3).
(CLO) Chương trình "Tuần nghề nghiệp và việc làm 2025" do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức đã thu hút đông đảo sinh viên đến tham gia. Đây không chỉ là dịp cho các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng, mà còn là cơ hội cho các bạn sinh viên được nghe tư vấn về nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
(CLO) Ngày 23/3, tại Điện Biên, Đoàn kiểm tra số 1911 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm Trưởng Đoàn, đã có buổi làm việc thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
(CLO) Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn.
(CLO) OpenAI và Meta đã có các cuộc thảo luận riêng biệt với tập đoàn khổng lồ Reliance Industries của Ấn Độ về khả năng hợp tác nhằm mở rộng các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) tại quốc gia này.
(CLO) Tỉnh Kon Tum có đến 5 công trình thủy lợi trọng điểm đều đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Hàng trăm ha cây trồng trên địa bàn đứng trước nguy cơ mất mùa, thậm chí là chết khô do thiếu nước.
(CLO) Trung Quốc cân nhắc hạn chế xuất khẩu xe điện và pin để đối phó mức thuế 20% từ chính quyền Tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh thặng dư thương mại với Mỹ đạt 295 tỷ USD.
(CLO) Theo báo cáo nghiên cứu "Dịch vụ y tế dành cho người nước ngoài tại Việt Nam", hệ thống y tế Vinmec có mức độ nhận diện tốt nhất toàn quốc với mức độ nhận diện lên đến 67%, giữ khoảng cách khá xa so với các bệnh viện còn
(CLO) Bộ Y tế lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi tại nhiều tỉnh, thành phố.
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC khẳng định cam kết vững mạnh của hai bên trong việc phát triển và mở rộng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam thông qua thỏa thuận về hợp tác nhằm thúc đẩy chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực sản xuất vắc xin chất lượng cao.
Ngày 17/3, Hệ thống tiêm chủng VNVC trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi cho Bộ Y tế, ngay sau công điện khẩn về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng chống bệnh sởi của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khẩn trương đưa vắc xin về các địa phương có nguy cơ cao bùng phát dịch, tăng tốc bao phủ vắc xin.
(CLO) Một nam thanh niên 22 tuổi bị điện giật dẫn đến ngừng tim, ngừng thở đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình cấp cứu kịp thời và giữ lại mạng sống. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã có dấu hiệu hồi phục tích cực.