Bí ẩn ông chủ dự án lấn biển trái phép Khu đô thị Phương Đông

Thứ hai, 25/07/2022 12:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2021, Công ty Phương Đông, chủ đầu tư Khu đô thị Phương Đông ở Vân Đồn, Quảng Ninh đã bị phạt vì lấn biển 16.000m2. Cho đến nay, ông chủ dự án này vẫn là ẩn số lớn.

Khu đô thị Phương Đông ở Vân Đồn, Quảng Ninh là một trong những dự án nhận được sự quan tâm từ giới đầu tư vì có vị trí đắc địa. Đặc biệt, đầu năm 2021, dự án gây xôn xao dư luận khi chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng đô thị Phương Đông (Công ty Phương Đông) bị phạt vì lấn biển tới 16.000m2. Tuy nhiên, ai là chủ công ty Phương Đông vẫn còn là bí ẩn lớn.

bi an ong chu du an lan bien trai phep khu do thi phuong dong hinh 1

Dự án khu đô thị Phương Đông- Vân Đồn (Quảng Ninh). Ảnh minh họa.

Liên tục đổi lãnh đạo

Công ty Phương Đông thành lập năm 2005 tại xã Vân Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Tiến Mạnh. Ngành nghề hoạt động kinh doanh chinh của công ty là “Phá dỡ”. Tuy nhiên, công ty đã lấn sân sang mảng bất động sản và gây được tiếng vang lớn với Khu đô thị Phương Đông.

Cơ cấu cổ đông của Phương Đông không được công bố, chỉ biết rằng có thời điểm ông Nguyễn Anh Tuấn và ông Phan Đình Trí lần lượt sở hữu 10% và 5,56% vốn công ty.

Cổ đông nắm giữ tỷ lệ vốn lớn tại Phương Đông không được công bố nên chưa rõ ai là chủ nhân thực sự công ty này.

Bên cạnh đó, Công ty Phương Đông liên tục thay đổi lãnh đạo. Hiện tại, ông Nguyễn Tiến Mạnh là người đứng đầu công ty. Trước đó, ông Phạm Văn Quang nắm giữ vị trí người đại diện pháp luật và Giám đốc công ty. Thay đổi này diễn ra trong ngày 21/9/2021.

Trước đó, vị trí Giám đốc, Tổng giám đốc Công ty Phương Đông thuộc về ông Nguyễn Công Nhật. Ông Nhật “nhường” lại vị trí đứng đầu cho ông Phạm Văn Quang trong ngày 2/10/2020.

Đáng chú ý, ông Nhật chỉ “tại vị” được trong 4 tháng vì trước đó vào ngày 9/6/2020, ông Nhật mới bắt đầu nắm giữ Giám đốc, Tổng giám đốc và đại diện pháp luật công ty Phương Đông thay cho ông Vũ Văn Cường. Trước đó khá lâu, vị trí này thuộc về ông Đoàn Sơn Tùng.

Nợ khủng, lãi lớn đến… khó hiểu

Vốn điều lệ của công Công ty Phương Đông không lớn so với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Năm 2016, vốn chủ sở hữu Phương Đông “chỉ” là 148 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng, tới thời điểm cuối năm 2020, chỉ tiêu này đạt 244 tỷ đồng.

Thế nhưng, nợ phải trả tại Phương Đông khá lớn, đạt 1.258 tỷ đồng, cao gấp 5,2 lần vốn chủ sở hữu và chiếm tới 83,8% tổng nguồn vốn. Trước đó, trong năm 2019, nợ tại Phương Đông thậm chí còn lớn hơn khi đạt 1.497 tỷ đồng.

Một điểm đáng lưu ý của Công ty Phương Đông chính là lãi lớn đến… khó hiểu. Vài năm gần đây, lợi nhuận thu về của công ty thường cao gấp đôi… vốn chủ sở hữu. Hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu lên tới 200%.

Cụ thể, năm 2016, công ty thua lỗ 3,6 tỷ đồng. Tới năm 2018, công ty chỉ lãi 520 triệu đồng dù đạt doanh thu 1.737 tỷ đồng.

2019 là năm bước ngoặt của Phương Đông khi doanh thu tăng vọt từ 1.737 tỷ đồng lên 5.335 tỷ đồng. Nguồn thu quá lớn giúp Phương Đông gặt hái lợi nhuận sau thuế lên tới 916 tỷ đồng. Đáng chú ý, thời điểm đó, vốn chủ sở hữu công ty “chỉ” là 425 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa 1 đồng vốn tại Phương Đông đã mang về tới 2,2 đồng lợi nhuận.

Bước sang năm 2020 là năm công ty có điểm nhấn quan trọng. Vốn chủ sở hữu bất ngờ giảm rất sâu từ 425 tỷ đồng xuống chỉ còn 244 tỷ đồng. Vốn giảm sâu trong bối cảnh công ty lãi lớn nên nhiều khả năng là do cổ đông rút vốn.

Năm 2020, ngoài việc vốn giảm sâu, công ty còn gánh chịu thêm doanh thu “lao dốc” mạnh. Doanh thu công ty giảm sâu, giảm 2.206 tỷ đồng, tương đương 41,3% xuống còn 3.129 tỷ đồng.

Dù vốn và doanh thu giảm sâu nhưng Công ty Phương Đông vẫn đạt kỷ lục về tỷ suất lợi nhuận/vốn. Lợi nhuận sau thuế của Phương Đông vẫn đạt 597 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần vốn chủ sở hữu.

Vân Hà

Bình Luận

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp