Biến thể Omicron có thể đến từ chuột!

Chủ nhật, 09/01/2022 16:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Omicron đã và đang định hình lại đại dịch Covid-19. Do khả năng lây nhiễm rất nhanh, biến thể này lại khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa trở lại hoặc làm chậm việc trở lại cuộc sống bình thường. Nguồn gốc của Omicron vẫn chưa được xác nhận, song một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy nó có thể đến từ chuột.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tự hỏi, biến thể Omicron đến từ đâu. Để trả lời cho thắc mắc này, các nhà khoa học ở Trung Quốc gần đây đã công bố một nghiên cứu cho thấy Omicron có thể đến từ chuột.

bien the omicron co the den tu chuot hinh 1

Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho rằng biến thể Omicron xuất phát từ chuột. Ảnh: IFL Science.

Nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí Di truyền và Gen. Các chuyên gia thực hiện dự án còn tìm hiểu lý do tại sao Omicron lại khác biệt như vậy so với các biến thể Covid-19 khác.

Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia từ Học viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh phát hiện ra rằng Omicron “gần giống với những đột biến liên quan đến sự tiến hóa của virus trong tế bào chuột”.

Tạp chí IFL Science cũng đưa ra bình luận sau khi tham khảo bài báo: “Họ nói rằng đột biến cho thấy virus đã trải qua một quá trình thích nghi khi lây nhiễm ở các tế bào chuột” .

Chi tiết hơn, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng ban đầu một trong những biến chủng trước đây của SARS-CoV-2 đã nhảy từ người sang chuột. Trong thời gian sống trong các tế bào động vật này, virus đã nhanh chóng tích lũy các protein đột biến để thích nghi với vật chủ. Sau đó, virus đã nhảy trở lại sang người.

Trước đó, một số nhà khoa học ở Nam Phi đưa ra "giả thuyết rất hợp lý" rằng biến thể Omicron đến từ một bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có thể là một bệnh nhân HIV. Sau đó, virus do có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người này, nên đã có thời gian đột biến và tạo ra chủng mới.

Linda-Gayle Bekker, giáo sư đứng đầu Quỹ HIV Desmond Tutu ở Cape Town, Nam Phi, từng nói với BBC News: “Thông thường hệ thống miễn dịch của bạn sẽ loại bỏ virus khá nhanh, nếu hoạt động tốt. Song ở một người nào đó mà khả năng miễn dịch bị ức chế, virus vẫn sẽ tồn tại. Nó không chỉ ngồi một chỗ, mà sẽ liên tục tái tạo, qua đó có thể tạo ra một biến thể khác so với virus trước đó”.

Hoàng Huy (theo Deseret News)

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h