Bình Dương: Cần làm rõ những khuất tất xung quanh Dự án xây dựng ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Thứ sáu, 03/04/2015 14:17 PM - 0 Trả lời

Bình Dương: Cần làm rõ những khuất tất xung quanh Dự án xây dựng ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Congluan.vn

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trú tại phường Đông Hoà, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương có đơn phản ánh việc triển khai Dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có nhiều uẩn khúc, gây thiệt hại rất lớn cho người dân có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã không thực hiện văn bản số 9546/VPCP-KTN ngày 11/11/2013 của Văn phòng Chính phủ.

Theo phản ánh của người dân, dự án trên đã có một loạt các vi phạm liên quan như: Áp dụng Luật Đất đai hết thời hiệu; áp dụng văn bản dưới Luật hết thời hiệu; UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 1969 ngày 02/06/2003 trước 15 ngày so với quyết định số 660/ QĐ.TTg ngày 17/06/2003 trái với quy định của pháp luật. Mặt khác, cơ quan có thẩm quyền lại tránh né, “lách luật” khi không ban hành Quyết định thu hồi đất, vì nếu ban hành Quyết định thu hồi đất thì phải áp giá đền bù tại thời điểm người sử dụng đất bị thu hồi đất theo quy định tại Điều 42 Luật Đất đai năm 2003. Và theo người dân, nếu không có Quyết định thu hồi đất từng phần (theo Điều 44 Luật Đất đai năm 2003) thì căn cứ vào văn bản nào để người dân biết được mỗi người bị thu hồi với diện tích đất là bao nhiêu và làm cách nào để “vô hiệu hoá” những Giấy chứng nhận mà cơ quan có thẩm quyền đã cấp cho họ?

Theo quy định, trường hợp không có Quyết định thu hồi đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của người dân vẫn còn có giá trị pháp lý và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong đó có các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Theo Điều 118 và 119 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì các thành viên trong hộ có quyền ngang nhau đối với quyền sử dụng đất được cấp. Trong khi đó, cơ quan chức năng ra quyết định thu hồi đất chỉ với 1 người đứng tên trong GCNQSDĐ là trái với quy định của pháp luật. Thêm vào đó, người dân còn phát hiện UBND tỉnh Bình Dương đã thu hồi thừa ra 47,95 ha đất, là phần đất không thuộc diện thu hồi trong dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Người dân cho rằng họ thuộc diện được nhận thêm 100m2 đất tái định cư và hỗ trợ thêm mỗi suất 15 triệu đồng. Tuy nhiên, dự án đã triển khai được 10 năm nhưng chưa có đất tái định cư cho người dân. Chính quyền địa phương đã đưa ra thuật ngữ “nhận tiền thay đất” để không cấp đất tái định cư cho người dân. Theo quy định, nếu người dân không muốn nhận đất thì được chọn hình thức nhận tiền thay đất còn ngược lại họ được chọn nhận đất. Tuy nhiên, toàn bộ người dân chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất đó là nhận tiền. Việc sử dụng thuật ngữ “nhận tiền thay đất” để hạn chế quyền của người dân là trái với thực tế và trái với quy định của pháp luật…

Trong đơn phản ánh, người dân nêu lên những trường hợp cụ thể bị xâm phạm nghiêm trọng về quyền và lợi ích hợp pháp như hộ ông Huỳnh Văn A, ông Nguyễn Văn Hoàng, ông Phạm Văn Đát…. Điển hình là trường hợp của ông Huỳnh Văn A. Trong tổng diện tích đất 1.023 m2 đất của ông A có một phần nằm trong dự án quy hoạch xây dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Sau khi Nhà nước thu hồi, diện tích đất của ông A còn lại ngoài quy hoạch là 356m2.

Vào năm 2012 ông A đã có đơn đề nghị Hội đồng bồi thường Giải phóng mặt bằng Dự án thu hồi luôn 356m2 đất này và bồi thường cho ông A theo chính sách pháp luật hiện hành nhưng UBND thị xã Dĩ An đã ban hành văn bản không chấp nhận. Tuy nhiên vào tháng 11/2012, ông A tiến hành đo đạc đổi GCNQSDĐ theo mẫu mới thì bị chuyên viên của Đại học Quốc gia đến ngăn cản với lý do là phần đất này là của nhà trường (!?) Ông A đã nộp đơn khiếu nại đến UBND thị xã Dĩ An đề nghị xử lý hành vi lấn chiếm đất của Đại học Quốc gia nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Theo ông A, với việc làm này rõ ràng Đại học Quốc gia muốn lợi dụng “Dự án”, thông đồng với cơ quan có thẩm quyền để hợp thức hoá, lấn chiếm đất của dân. Sự áp dụng sai pháp luật còn thể hiện ở trường hợp của ông Trần Văn Sơn (trú tại 75/14, khu phố Tân Hoà, phường Đông Hoà, thị xã Dĩ An). Ông Sơn có tổng diện tích đất bị thu hồi khoảng 9,9 nghìn m2. Năm 2006, ông Sơn khiếu nại đề nghị cấp thêm 01 suất đất tái định cư và được chấp nhận. Năm 2011, ông Sơn tiếp tục khiếu nại và lại được cấp thêm 1 suất tái định cư nữa thành 2 suất. Không chỉ ông Trần Văn Sơn mà một số người nữa cũng được “ưu ái đặc biệt” như vậy. Trong khi đó, trường hợp của các hộ dân cũng có đất thổ cư bị giải toả trắng, cũng có đông nhân khẩu và còn có đất bị thu hồi lớn hơn diện tích đất của ông Trần Văn Sơn nhưng lại không được UBND thị xã Dĩ An chấp thuận?

Được biết, hiện người dân vẫn tiếp tục có đơn đề nghị, yêu cầu UBND thị xã Dĩ An, UBND tỉnh Bình Dương giải quyết những kiến nghị, phản ánh của họ. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xác minh, điều tra và làm rõ những phản ánh, kiến nghị của người dân đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức có sai phạm liên quan đến dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Ngọc Hoàng

Tin khác

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

Hưng Yên: Vì sao Công ty Cổ phần Vân Đức ngang nhiên hoạt động dù thực hiện trái chủ trương đầu tư?

(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất vật liệt xây dựng bằng đất nung, gồm: gạch, ngói các loạt theo công nghệ tuynel. Tuy nhiên, doanh nghiệp này ngang nhiên thực thiện trái chủ trương đầu tư nhiều năm qua.

Điều tra
Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập 'Viện Đào tạo làm đẹp' để tuyển sinh?

Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng lập "Viện Đào tạo làm đẹp" để tuyển sinh?

(CLO) Để thu hút người học, Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng đã lập ra các phòng, ban trực thuộc, nhưng lấy tên gọi là "viện đào tạo", khiến cho nhiều người học nhầm lẫn đây là các viện có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động riêng biệt theo quy định.

Điều tra
Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

(CLO) Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị xử phạt hành chính với số tiền 180 triệu đồng vì đưa các hạng mục thuộc công trình thủy điện Nậm He vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh, Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai? Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý và báo cáo về UBND huyện trước ngày 10/5/2024.

Điều tra
Gia Lai: Quán cà phê 'mọc' giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Điều tra