Bộ GD&ĐT cho phép dạy tiếng Anh ngoài chương trình ở bậc tiểu học

Chủ nhật, 04/09/2022 10:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới ở bậc tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học tiếng Anh để tăng cường thời lượng học tiếng Anh.

Cho phép dạy thêm tiếng Anh trong nhà trường tiểu học

Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm 2022 – 2023. Một điểm mới của năm nay, Bộ cho phép dạy học tiếng Anh liên kết, dạy tiếng anh thông qua Toán học, Khoa học trong các nhà trường tiểu học.

Cụ thể, theo Bộ GD&ĐT năm học 2022 – 2023, Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2.

bo gddt cho phep day tieng anh ngoai chuong trinh o bac tieu hoc hinh 1

Chương trình tiếng Anh liên kết hiện đang nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Tổ chức dạy học môn tiếng Anh, môn Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 – 2023 bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018;

Tiếp tục triển khai Chương trình tiếng Anh tự chọn theo Chương trình giáo dục 2006 và Chương trình thí điểm tiếng Anh cấp tiểu học đối với học sinh lớp 4 và lớp 5;

Tăng cường tổ chức dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần cho học sinh lớp 4, lớp 5; sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học tiếng Anh để tăng cường thời lượng học tiếng Anh;

Dạy học tiếng Anh qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng Anh. Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình, các phương tiện truyền thông phù hợp khác và đẩy mạnh thực hành tiếng Anh qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, các sân chơi, giao lưu.

Ngoài ra, trong hướng dẫn của Bộ GD&ĐT còn đề cập đến việc các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì và nâng cao chất lượng giáo dục.

Các cơ sở giáo dục chủ động chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, phương án tổ chức dạy học theo các hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý học sinh đề phòng trường hợp xảy ra dịch bệnh tại địa phương, nhà trường trên cơ sở đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ các năm học trước, thực hiện kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

“Bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh;

Linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định chương trình.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022 – 2023 cần lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới” – trong hướng dẫn của Bộ GD&ĐT nêu.

Học sinh không học quá 7 tiết/ngày

Theo Bộ GD&ĐT, những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế do thực hiện tinh giản nội dung dạy học, phải học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc các hình thức học tập linh hoạt khác trong các năm học trước vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, đảm bảo tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học;

Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.

Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh;

Các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

“Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần;

Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bố hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;

Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn tự chọn và tham gia các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học;

Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học” – hướng dẫn của Bộ nêu rõ.

Đảm bảo yêu cầu tự nguyện của học sinh

Cũng trong hướng dẫn này, Bộ GD&ĐT quy định: Việc tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;

Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí;

Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với lớp 4, lớp 5, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh các vùng miền, địa phương. Đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp điều kiện thực tế;

Rà soát tinh giản nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học;

Sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh;

Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vì sao TP HCM có hơn 16.000 học sinh không thi vào lớp 10 công lập?

Vì sao TP HCM có hơn 16.000 học sinh không thi vào lớp 10 công lập?

(CLO) Có 16.252 học sinh trên địa bàn TP HCM không tham gia dự thi tuyển sinh lớp 10, chiếm tỷ lệ 14,15% (năm 2022 là 14,33%, năm 2023 là 15,35%), với nhiều lý do.

Giáo dục
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại Hà Nội mới nhất

Lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại Hà Nội mới nhất

(CLO) Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Đây là kỳ thi được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.

Giáo dục
Ninh Bình: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi và giáo viên tiêu biểu năm học 2023-2024

Ninh Bình: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi và giáo viên tiêu biểu năm học 2023-2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình đã tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh và 53 giáo viên tiêu biểu, có thành tích trong năm học 2023-2024.

Giáo dục
TP HCM công bố số thí sinh dự thi lớp 10, tỷ lệ chọi của các trường tăng mạnh

TP HCM công bố số thí sinh dự thi lớp 10, tỷ lệ chọi của các trường tăng mạnh

(CLO) Dựa vào thông tin về số lượng thí sinh dự thi, cùng chỉ tiêu được Sở Giáo dục & Đào tạo TP HCM công bố trước đó, học sinh, phụ huynh có thể tính được “tỷ lệ chọi” vào lớp 10 của từng trường.

Giáo dục
TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

(CLO) Năm 2024, trường Phổ thông Năng khiếu tuyển sinh 595 chỉ tiêu cho 7 lớp 10, tỷ lệ chọi trung bình khoảng 1/6,5. Tỷ lệ chọi này cao hơn so với mức 1/5,2 của năm ngoái và cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Giáo dục