Bộ KH-ĐT đề nghị khai thác SEA Games nhằm hỗ trợ du lịch cho miền Bắc

Thứ ba, 14/09/2021 13:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2022, một số tỉnh miền Bắc sẽ tổ chức các sự kiện lớn, trong đó SEA Games và một số sự kiện du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Bộ KHĐT đề nghị cần khai thác tiềm năng từ các sự kiện này.

Khó khăn bủa vây năm 2021

Tại hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ sáng nay (14/9), đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) cho biết: 25 tỉnh, thành phố đã và đang trải qua vô vàn khó khăn, do các tác động của đại dịch Covid-19.

bo kh dt de nghi khai thac sea games nham ho tro du lich cho mien bac hinh 1

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

Dù vậy, chỉ tiêu tăng trưởng vẫn ghi nhận được một số dấu ấn nhất định. Đơn cử, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn vùng 06 tháng đầu năm đạt 7,67%, cao hơn mức bình quân của cả nước 5,64%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của một số địa phương trong vùng 8 tháng tăng cao như Hải Phòng 20,63%, Vĩnh Phúc 15,23%, Hà Nam 14,9%, Thái Bình 12,3%, Nam Định 11,5%, Hải Dương 11,3%.

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 72 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ, chiếm gần 34% cả nước (215,55 tỷ USD). Tổng vốn đầu tư FDI đăng ký trong 8 tháng của vùng đạt 5,8 tỷ USD (chiếm 30% cả nước), với 1.245 dự án (chiếm 27,7% cả nước);...

Dự báo từ nay tới cuối năm 2021, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng nặng nề và sâu rộng đối với phát triển chung của cả nước và Vùng, nhất là sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, nhu cầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

Đề nghị khai thác SEA Games nhằm hỗ trợ du lịch cho miền Bắc

Trong khi đó, bước sang năm 2022, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng, Kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, nợ công trên phạm vi toàn cầu và những thách thức lớn đối với thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

bo kh dt de nghi khai thac sea games nham ho tro du lich cho mien bac hinh 2

Đề nghị khai thác SEA Games nhằm hỗ trợ du lịch cho miền Bắc.

Cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước diễn biến phức tạp. Thiên tai, dịch bệnh ngày càng gia tăng về cả tác động và cường độ. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức.

Theo đánh giá, cơ hội cho kinh tế năm 2022 là Chính phủ thực hiện mọi giải pháp để có thể có đủ lượng vacxin tiêm cho người dân đáp ứng miễn dịch cộng đồng vào đầu năm 2022. Đó là cơ sở để kinh tế Việt Nam dần phục hồi.

Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là nước đang phát triển đầy tiềm năng với các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là các FTA thế hệ mới.

Bộ KHĐT dự báo tăng trưởng GRDP của miền Bắc năm 2022 đạt khoảng 7,91%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hàng hóa sẽ đạt khoảng 110 triệu đồng/năm. Các tỉnh miền Bắc dự kiến xuất khẩu khối lượng hàng hóa ước đạt khoảng 98 tỷ USD.

Một trong những nhấn mạnh trong năm 2022 của Bộ KHĐT là cơ cấu lại ngành du lịch toàn vùng, đây được coi là một trọng tâm phục hồi tăng trưởng sau dịch Covid-19. Bộ đề nghị các tỉnh xây dựng kịch bản phục hồi và cơ cấu lại ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới

Ngoài ra, cần xây dựng và kết nối các điểm đến du lịch thành các tour, tuyến du lịch liên kết để tăng cường quảng bá, tuyên truyền, thu hút khách du lịch đến với các tỉnh.

Năm 2022, một số tỉnh miền Bắc sẽ tổ chức các sự kiện lớn, trong đó SEA Games và một số sự kiện du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Bộ KHĐT đề nghị cần khai thác tiềm năng từ các sự kiện này.

Việc khai thác các lợi thế từ các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP… cũng được nhấn mạnh để phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư khẳng định: Trước những diễn biến phức tạp bởi dịch bệnh, sắp tới, cơ quan này sẽ có đề án phát triển kinh tế trong giai đoạn 2022 - 2023.

“Chúng tôi xác định năm 2022 - 2023 sẽ là giai đoạn phục hồi kinh tế. Ngay trong tháng 10 chúng tôi sẽ trình các cấp có thẩm quyền thông qua đề án này”, ông Dũng cho biết.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch, kịch bản để phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô