Quý III/2021, GRDP Hà Nội có thể tăng trưởng âm

Thứ ba, 14/09/2021 11:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 14/9, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, thành phố đang xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm, trong đó kịch bản xấu nhất, GRDP trong quý III có thể tăng trưởng âm.

Sáng 14/9, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã tổ chức hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Quý III/2021, Hà Nội có thể tăng trưởng âm

Tại Hội nghị này, 25 tỉnh, thành phố tại miền Bắc đã có báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 8 tháng đầu năm, và dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh tế những tháng còn lại của năm 2021, và tầm nhìn 2022 - 2023.

quy iii 2021 grdp ha noi co the tang truong am hinh 1

Quý III/2021, GRDP Hà Nội có thể tăng trưởng âm.

Nhìn chung, đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều địa phương rơi vào tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số địa phương có khả năng đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, Quảng Ninh phấn đấu tăng trưởng GRDP năm trên 10,5%, vượt kế hoạch là 10%; Bắc Ninh dự kiến tăng 6,45%; Ninh Bình là 8%; Nam Định 8,5%; Hà Nam 9,3%.

Trong khi đó, nhiều địa phương dự báo kết thúc năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP vẫn ở mức cao, đơn cử như Hải Phòng ước tăng 12,82%, vẫn là mức cao nhưng thấp hơn so với kế hoạch 13,5%. Dự kiến một số địa phương khác cũng tăng khoảng 6-7% như Hưng Yên ước tăng 6,32%, Vĩnh Phúc 6,88%, Thái Bình 5,75%...

Ở chiều ngược lại, theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Hoàng Minh Hải, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, một số chỉ tiêu 8 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 6,3%; Kim ngạch xuất khẩu giảm 5,2%; Doanh thu vận tải hành khách giảm 2,3%;....

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Hà Nội dự báo, kết thúc năm 2021, GRDP của thành phố sẽ chỉ tăng 4,54%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 7,5%-8%. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng có thể đạt tăng 3,5%, song vẫn thấp hơn kế hoạch tăng trưởng 12% - 12,5% của thành phố.

Trước những khó khăn của dịch bệnh, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, thành phố đang xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng cho nửa cuối năm.

Kịch bản một, dự báo GRDP quý III có thể là giảm 0.8%, sau đó quý IV phục hồi dần và tăng 6,98%. Kịch bản 2 thấp hơn, dự kiến quý III có thể giảm 0,98%, trong khi quý IV phục hồi dần và đạt 5,15%.

Dự báo năm 2022 Hà Nội có thể tăng trưởng 6,5% - 8,5%

Sang năm 2022, UBND Hà Nội xây dựng 3 kịch bản, trên cơ sở phòng, chống đại dịch Covid-19. Cụ thể, kịch bản 1, GRDP tăng 6,5%; kịch bản 2, GRDP tăng 7,5% và kịch bản 3 GRDP tăng 8,5%.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Hà Nội quyết tâm ưu tiên nguồn lực, tập trung kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19; Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. 

Theo ông Hải, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động mất việc làm, thiếu việc làm, bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Đồng thời, Hà Nội sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, hệ thống logistics, các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và thu hút doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chủ lực; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra các vùng chuyên canh, các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa; hình thành mô hình nông nghiệp của Thủ đô.

“Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp, mặt bằng sản xuất kinh doanh, đào tạo lao động, hỗ trợ thị trường,...”, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô