Bộ Khoa học & Công nghệ: Đẩy mạnh cơ chế hậu kiểm, hỗ trợ tối đa doanh nghiệp

Thứ năm, 05/07/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thời gian qua, theo tinh thần của Nghị quyết 19/2017/NQ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, điển hình như Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017, cắt giảm tới 96% số lô hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN phải kiểm tra trước thông quan; giảm thời gian kiểm tra chất lượng nhập khẩu từ 23 ngày xuống còn 01 ngày.

Điều này đã minh chứng hành động quyết liệt của Lãnh đạo Bộ trong việc thực thi Nghị quyết 19 cũng như hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa thời gian qua.

Vượt mục tiêu của Chính phủ

Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh, theo tinh thần của Nghị quyết 19/2017/NQ-CP; (Nghị quyết 19); Nghị quyết 75/NQ-CP (Nghị quyết 75) của Chính phủ phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương trong việc cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành; Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ đã chủ động, đi đầu trong nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng mạnh mẽ cơ chế “hậu kiểm”; tham mưu Chính phủ nhiều văn bản pháp lý liên quan đến công tác đổi mới hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như: Nghị định 74/2018/NĐ-CP trong đó quy định về đổi mới hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; NĐ 119/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính. 

Bộ KH&CN đã chủ động ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN để chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 93% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) do Bộ KH&CN quản lý sang cơ chế hậu kiểm.

Cụ thể đã cắt giảm từ 24 nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 299 loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) phải kiểm tra trước thông quan xuống còn 02 nhóm sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra (tương ứng với 20 loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) là xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN đã giúp cắt giảm khoảng 96% số lô hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN phải kiểm tra trước thông quan.

Ngoài ra, ngày 08/12/2017, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN, trong đó đã quy định cụ thể tất cả các nhóm sản phẩm, hàng hoá có mã HS đầy đủ, xác định rõ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng, văn bản quy phạm pháp luật quản lý và biện pháp quản lý đối với từng chủng loại sản phẩm, hàng hóa. Thể hiện tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ, ngay từ tháng 10/2017, các văn bản pháp lý liên quan đã được thực thi và có hiệu lực thi hành với việc chuyển 93% sản phẩm hàng hóa từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Báo Công luận
 Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh.

Thời gian thông quan hàng hóa tối đa trong 24 giờ, điều này hoàn toàn đáp ứng và vượt mục tiêu của Chính phủ đặt ra theo chỉ tiêu ASEAN +4 là 90 giờ.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN còn tham mưu cho Chính phủ một loạt các cơ chế chính sách để xử lý những vướng mắc cho các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, cụ thể là: xử lý sự chồng chéo trong việc kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg (Quyết định 50) của Thủ tướng Chính phủ tại các doanh nghiệp; tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2017/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 (Quyết định 37) nhằm hủy bỏ Quyết định 50 trong đó cắt giảm 114 sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành.

Ngoài ra, Bộ còn trình Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 (Nghị định 74) ban hành trong tháng 5/2018, trong đó quy định rõ cách thức hậu kiểm, cách thức quản lý hàng hóa theo mức độ rủi ro, tức là từ mức rủi ro thấp, trung bình đến mức rủi ro cao. Sản phẩm hàng hóa nào có độ rủi ro cao thì sẽ có mức quản lý chặt, và ngược lại hàng hóa nào có mức độ rủi ro vừa hoặc thấp thì sẽ có mức quản lý phù hợp hơn cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nhưng vẫn có cơ chế để kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa. “Đây có thể xem là sự nỗ lực rất lớn của Bộ KH&CN xét về tính chủ động, cũng như vượt mức thời gian quy định bởi thời hạn Chính phủ giao cho các Bộ” - ông Linh nhấn mạnh.

Báo Công luận
 Đẩy mạnh cơ chế từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Tiên phong trong kiểm tra chuyên ngành

Với tư cách là thành viên trong Đoàn Bộ KH&CN báo cáo về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh vừa diễn ra gần đây, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh cho hay: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đánh giá cao, ghi nhận Bộ KH&CN là một trong những Bộ đi tiên phong trong việc kiểm tra chuyên ngành, tiên phong trong hoạt động đổi mới cơ chế kiểm tra hàng nhập khẩu với mục đích tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhằm tránh rủi ro về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới người tiêu dùng khi đẩy mạnh cơ chế từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cũng theo ông Linh, khả năng xảy ra rủi ro đương nhiên sẽ là nhiều hơn so với tiền kiểm. Tuy nhiên, khả năng đó có xảy ra nhiều hay không thì còn phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy, cơ chế hậu kiểm cũng sẽ được áp dụng rất linh hoạt. “Trường hợp doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm về chất lượng trong quá trình hậu kiểm sẽ có thể bị xử phạt mạnh đồng thời xem xét áp dụng cơ chế tiền kiểm và ngược lại, nếu hậu kiểm chứng minh doanh nghiệp có lịch sử chất lượng tốt, doanh nghiệp có thể được miễn giảm kiểm tra” - ông Linh khẳng định.

Theo đó, Bộ KH&CN đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định 119) quy định rõ các hành vi, vi phạm sản phẩm hàng hóa gây mất an toàn cho cộng đồng thì mức xử phạt đã được nâng lên, thậm chí nâng lên theo số lượng hàng hóa vi phạm. Ví dụ như giá trị hàng hóa là 1, khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm, nếu xét thấy có mức sai phạm thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt tăng lên mức độ 5 lần giá trị hàng hóa hiện tại. Hay nói cách khác, các hành vi, cách thức xử lý, răn đe được nâng lên theo tinh thần của Nghị định 119.

Cũng theo ông Linh, hiện nay, điều kiện kinh doanh được quy định ở nhiều lĩnh vực khác nhau của Bộ như: an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ; đánh giá thẩm định công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới của Bộ KH&CN sẽ không dừng lại ở những kết quả trên mà vẫn tiếp tục triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 75, Nghị quyết 19 của Chính phủ trong việc thống nhất, rà soát điều kiện kinh doanh. Đồng thời, đánh giá, đề xuất cụ thể trong việc cải cách các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, phấn đấu trình Chính phủ tiếp bổ sung, sửa nhiều Nghị định hơn nữa để cắt giảm tiếp các điều kiện kinh doanh sớm hơn thời gian dự kiến theo tinh thần của Nghị quyết 19.

Hoàng Phiêu           

 

 

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp