Bộ Nông nghiệp vào cuộc, vì sao giá thịt lợn vẫn tăng "phi mã"?

Thứ bảy, 18/04/2020 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày qua, giá lợn hơi tăng liên tiếp, vượt mốc 92.000 đồng/kg, đẩy giá thịt lợn lên cao chót vót. Mặc dù nỗ lực vào cuộc nhằm bình ổn với mặt hàng thịt lợn, song dường Bộ Nông nghiệp đang “bất lực” trong điều hành khi giá mặt hàng này vẫn tăng “phi mã”.

Người dân không có thói quen sử dụng thịt đông lạnh nhập khẩu. Ảnh minh họa.

Người dân không có thói quen sử dụng thịt đông lạnh nhập khẩu. Ảnh minh họa.

Vẫn “mắc” từ nguồn cung?

Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu tháng 4, các doanh nghiệp lớn đã giảm giá lợn hơi xuống còn 70.000 đồng/kg, tuy nhiên, trên thị trường, giá thịt lợn vẫn ở mức cao và thương lái vẫn phải tìm mua lợn trong các hộ chăn nuôi với giá dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg.

Lý giải về nguyên nhân giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết nguyên nhân thứ nhất, với lượng thịt lợn đang có hiện nay, chúng ta chưa đủ lượng thịt để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu. Bởi vì trước khi có dịch, mỗi quý cần tới 910.000 tấn, còn vừa qua chúng ta mới đạt 820.000-830.000 tấn. Như vậy phải đến quý IV mới đạt được sản lượng 910.000 tấn. Thứ hai, giá thành sản xuất cao vì người nuôi phải đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học. Lý do thứ ba là do còn rất nhiều khâu trung gian.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân tích ví dụ vừa qua, 15 doanh nghiệp lớn từ ngày 1/4 cùng đưa giá lợn xuất chuồng xuống 70.000 đồng/kg nhưng lượng lợn ở những doanh nghiệp này chưa đủ sức chi phối giá cả thị trường. Bên cạnh đó, còn rất nhiều khâu trung gian, nhất là khâu giết mổ, bán hàng nhỏ lẻ nên người tiêu dùng chưa được hưởng giá thịt lợn xuống thấp như mong muốn.

Theo Bộ NN&PTNT, giải pháp gốc rễ lúc này vẫn là tập trung tái đàn, tăng đàn. Cùng với đó, việc tăng cường phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Công Thương và các địa phương trong giảm bớt khâu trung gian từ sản xuất-chế biến-tiêu dùng thì mới có thể giảm giá thịt phù hợp với người tiêu dùng.

Còn trước mắt, giải pháp nhập khẩu thịt được tính đến để bảo đảm nguồn cung trên thị trường. Hiện trên thị trường đã có thịt lợn nhập khẩu của Nga với chất lượng cao và giá thành rất cạnh tranh với sản phẩm nội địa.

Nhưng quy luật thực tế là khi nguồn cung còn quá thiếu, chắc chắn giá thịt lợn chưa thể giảm nhiệt trong thời gian ngắn. Số liệu cho thấy, ở thời điểm trước dịch tả lợn châu Phi (cuối năm 2018 và đầu năm 2019), tổng đàn lợn cả nước khoảng 37-38 triệu con. Lợn ở khu vực chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 48% và ở các hộ chăn nuôi chiếm tỷ lệ 52%.

Hiện nay, toàn bộ nguồn cung ở khu vực các hộ chăn nuôi đang sa sút nghiêm trọng bởi tốc độ tái đàn chưa bắt kịp với nhu cầu của thị trường. Nguồn cung lợn hiện chỉ còn tập trung nhiều ở các trang trại của các tập đoàn lớn và họ nắm tương đối tốt vấn đề này nên im lặng làm và tranh giành thị trường. Đã có thêm những doanh nghiệp chăn nuôi lớn vào cuộc và họ định vị lại sản phẩm cũng như cạnh tranh lẫn nhau.

Nhiều lò mổ cho rằng họ chỉ mua được vài chục con lợn với mức giá đó, còn hầu như không mua được. Do đó, vấn đề giá lợn chỉ có thị trường và “bàn tay” vô hình của thị trường mới giải quyết được, không thể đưa ra mệnh lệnh hành chính để can thiệp.

Tăng nhập khẩu có phát huy hiệu quả?

Khi nguồn cung trong nước thiếu hụt và giá cả không chịu "hạ nhiệt", thì thịt lợn nhập khẩu được coi là giải pháp hỗ trợ người dân.

Theo số liệu của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 7/4/2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 43.553 tấn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu chủ yếu từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Canada 29,35%, Đức 19,43%, Ba Lan 11,83%, Brazil 9,98%, Mỹ 5,53%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia con số này còn ít so với tổng nhu cầu nên chưa đủ sức chi phối thị trường trong nước vốn được xem là đã bị làm giá thời gian qua.

Mặc dù Bộ NN&PTNT khẳng định lượng thịt lợn nhập khẩu tăng nhưng khảo sát của PV tại một số đơn vị bán lẻ như Vinmart, BigC, thịt sạch Meat Deli… cho thấy, thịt lợn nhập khẩu vẫn "vắng bóng" trên kệ hàng, hoặc chỉ chiếm 1 – 2% lượng tiêu thụ.

Cụ thể, theo bảng giá bán lẻ thịt heo đông lạnh từ Nga của Công ty TNHH Nhiêu Lộc cao nhất có sản phẩm thịt ba chỉ rút sườn với giá 98.000 đồng/kg, thịt ba chỉ lạng sườn 92.000 đồng/kg, nạc đùi heo 80.000 đồng/kg, nạc vai heo 77.000 đồng/kg, ba chỉ sườn và da 83.000 đồng/kg. Tuy nhiên, công ty nhập khẩu thịt chủ yếu bán cho các bếp ăn tập thể, chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp và một số trường học, khối lượng mua theo thùng.

Từ ngày 18/4 - 26/4, các siêu thị Big C tại Hà Nội và phía Bắc lần đầu tiên triển khai chương trình “Tuần lễ thịt lợn nhập khẩu”. Theo đó, Tuần lễ áp dụng chương trình giảm giá mạnh các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu đến 34% nhằm tạo điều kiện để người tiêu dùng có cơ hội dùng thử sản phẩm thịt lợn nhập khẩu chất lượng đến từ các nước Ba Lan, Canada...

Tuy nhiên, theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, do thiếu quảng bá, thiếu hệ thống phân phối nên việc thịt lợn nhập khẩu khó tiêu thụ là điều không tránh khỏi. Hơn nữa, nhiều tiểu thương ở chợ không mặn mà với thịt lợn nhập khẩu vì không có tủ đông.

Mặt khác, do thói quen của người tiêu dùng thích ăn thịt lợn mới giết mổ nên mua thịt lợn đông lạnh có cảm giác không ngon. Thịt lợn nhập khẩu được bán nhiều ở thị trường miền Nam hơn miền Bắc là do phong cách tiêu dùng ở đây hiện đại hơn.

Để có thể cạnh tranh, theo ông Vũ Vinh Phú, thịt lợn nhập khẩu giá phải chênh lệch từ 30 - 40% so với thịt nội. Bên cạnh đó, cần có hệ thống phân phối rộng khắp.

Theo Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn cao do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung lợn giống giảm, chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn tăng. Vào tuần đầu tháng 3, nhu cầu mua hàng từ các thương lái tăng nên một số cơ sở chăn nuôi có hiện tượng hạn chế lượng bán ra để chờ giá tăng.

Bên cạnh đó, đa phần các lò giết mổ thịt lợn có quy mô nhỏ, phải mua qua các đơn vị mua buôn, sau đó giết mổ và phân phối đến chợ bán buôn và bán lẻ. Thực trạng có nhiều cấp trung gian thu mua và giết mổ lợn cũng khiến mặt hàng này tiếp tục bị “đội” giá.

Dù sao, nghịch lý dù tăng cường nhập khẩu song giá thịt lợn cao ngất ngưởng vẫn chưa được giải quyết một cách tận gốc, chưa có tác dụng thiết thực với người tiêu dùng xã hội trong mấy tháng nay là câu hỏi lớn của dư luận, cần được giải đáp một cách thấu đáo và bằng những hành động cụ thể. 

Thanh Lâm

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp