Bộ sách “Cổng du học”: Bước đệm vững chắc cho các bạn trẻ muốn du học

Thứ hai, 16/04/2018 17:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt bộ sách “Cổng du học” gồm 6 cuốn như: “Du học Mỹ cần gì trong ví?”; “Giành vé đến châu Âu”’; “Học tại Anh đi nhanh kẻo lỡ”; “Vậy là bạn muốn đến Úc”; “Xách va li đến xứ Anh đào”; “Singapore, sống khỏe ở xứ đắt đỏ”… Và ngày 15/4, tại NXB Kim Đồng (TP.HCM) đã diễn ra buổi Giao lưu ra mắt bộ sách.

Tham dự buổi ra mắt có rất nhiều bạn trẻ và phụ huynh đã được Giám đốc công ty chuyên về lĩnh vực vấn giáo dục – Công ty Hợp Điểm – giải đáp các thắc mắc về thủ tục du học, học phí, săn học bổng, thuê nhà, làm thêm, giải trí, mua sắm… ở một số quốc gia. Buổi ra mắt còn có sự tham dự của diễn giả Trần Hữu Phúc Tiến (Giám đốc một công ty về du học), tác giả Mỹ Dung, Vĩnh Trinh…

Đặc biệt, bộ sách nhấn mạnh vào phong cách giáo dục, các thông tin hữu ích về đời sống văn hóa, xã hội và giới trẻ mỗi nước để du học sinh dễ dàng tiếp cận, từ đó hòa nhập nhanh nhất với môi trường du học.

Tại buổi giao lưu, BTC thông tin, hiện tại Mỹ là điểm đến du học lý tưởng với số lượng trường đại học đứng đầu thế giới nhiều nhất, trong đó có đến 4 trường lọt Top 5 (theo công bố của tổ chức QS năm 2016-2017). Những năm gần đây, Việt Nam liên tục thăng hạng trong danh sách những quốc gia có số lượng du học sinh đến Mỹ. Tính đến năm 2017, có khoảng 22.438 du học sinh Việt Nam đang theo học bậc Trung học và Đại học tại quốc gia này.

Những năm gần đây, số lượng sinh viên Việt Nam đến sinh sống và học tập tại Nhật Bản tăng cao. Từ năm 2016, số lượng bạn trẻ Việt đến Nhật đã vượt qua đối tượng tương ứng ở Mỹ. Xứ sở hoa anh đào chính thức trở thành điểm đến du học lí tưởng đối với du học sinh Việt Nam. Nhật Bản sở hữu rất nhiều thế mạnh nổi trội: Chất lượng giáo dục hàng đầu, văn hóa phong phú, thiên nhiên tươi đẹp, môi trường học và làm việc tại Nhật là nơi tôi luyện con người tuyệt vời.

Báo Công luận
Bộ sách Cổng du học với 6 cuốn vừa ra mắt. Ảnh: Internet 

Nhận định về bộ sách, ông Trần Hữu Phúc Tiến cho rằng: “Sự ra đời của “Cổng du học” là chậm, nhưng không trễ. Sự chậm cũng có cái hay, là nhóm tác giả biên soạn và ban biên tập đã tìm ra cách tiếp cận vấn đề du học mới mẻ, không đụng hàng với những sách, hay thông tin từ mạng xã hội như đã biết”. Ông chia sẻ thêm, bộ sách có nội dung đầy đặn, cách thể hiện đúng tinh thần của người trẻ; điều ấn tượng nữa là sách được đầu tư sâu về mỹ thuật, thiết kế trẻ trung, hiện đại.

Diễn giả Trần Hữu Phúc Tiến chỉ ra 2 yếu tố khiến các bạn du học sinh Việt Nam khó có thể hòa nhập với cộng đồng quốc tế: “Đối với các bạn du học sinh Việt Nam, khi mới qua xứ bạn, ngoài việc sốc văn hóa thì các bạn còn gặp nhiều cú sốc khác trong cuộc sống thường nhật và đơn cử nhất chính là ăn uống và di chuyển. Có vẻ như đã quen khẩu vị đậm đà của món ăn Việt Nam, thường được nêm nếm bằng mì chính và nước mắm nên khi ra nước ngoài, các bạn sẽ rất khó ăn các món ăn của địa phương vốn nêm nếm vị nhạt hơn, khác biệt hơn. Nhiều bạn sẽ ráng đi tìm các quán ăn Việt Nam để thưởng thức nhưng như vậy thì rất khó hòa nhập với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, nếu bạn nào không chỉ yêu thích ăn mà còn biết nấu món ăn Việt Nam thì đó lại là lợi thế, làm cầu nối rất tốt để giới thiệu văn hóa ẩm thực quê hương, kết giao với bạn bè từ khắp bốn phương. Về phương tiện giao thông cũng vậy. Do ở Việt Nam, đa số các bạn đã quen di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên khi đi ra nước ngoài sẽ khá bỡ ngỡ với những phương tiện di chuyển công cộng (như xe bus, tàu điện…) vốn chiếm đa số trên đường giao thông. Hy vọng trong thời gian tới, sau khi đoàn tàu điện trên không được xây dựng xong thì các bạn sẽ tập thói quen đi bộ nhiều hơn, di chuyển bằng phương tiện công cộng nhiều hơn”.

Rất nhiều các bạn trẻ và quý phụ huynh đã bất ngờ khi nghe 2 lý do này. Và ngẫm kĩ lại thì đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng so với văn hóa, vì văn hóa cần có thời gian dài để “mưa dầm thấm lâu” nhưng việc ăn uống và di chuyển lại là điều cần thiết trong cuộc sống thường ngày.

Hai tác giả Mỹ Dung, Vĩnh Trinh cùng một số du học sinh đã chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về việc hòa nhập văn hóa với nước sở tại, từ việc thích ứng với ẩm thực, đi lại và bắt nhịp với phong cách giáo dục ở các quốc gia như: Singapore, Nhật, Hungary, Trung Quốc… Đồng thời, họ cũng gợi ý những hướng tiếp cận mới, những quốc gia đang được phụ huynh và người trẻ quan tâm cho các cuốn sách tiếp theo của bộ sách.

Ngoài những cuốn sách chắp cánh cho các bạn trẻ bước ra thế giới, hiện cũng cần có sách “dẫn” các bạn trở về sau khi đi du học. Bởi thực tế nhiều bạn trẻ sau khi du học, muốn về nước nhưng lại gặp khó khăn, loay hoay không biết nên đi đâu về đâu và ở đâu.

B.V

Tin khác

Ngày mai, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp

Ngày mai, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp

(CLO) Từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5, học sinh cả nước sẽ đăng ký dự thi tốt ngiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Bảng xếp hạng đại học châu Á: Việt Nam có 5 trường

Bảng xếp hạng đại học châu Á: Việt Nam có 5 trường

(CLO) Trong bảng xếp hạng mới nhất, bất ngờ khi trường Tôn Đức Thắng được đánh giá cao nhất trong số 5 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng.

Giáo dục
Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

(CLO) Năm 2024, các trường quân đội có một số đổi mới trong tuyển sinh. Trong đó, thí sinh có thêm hai phương thức xét tuyển khi đăng ký dự tuyển.

Giáo dục
Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

(CLO) Để hạn chế các tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, thời gian qua ngành Giáo dục huyện Chư Pưh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường các kỹ năng sống, những hoạt động này được các em và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Giáo dục
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục