Bộ Tài chính sẽ đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí lên lạm phát

Thứ tư, 20/07/2022 11:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), những tháng đầu năm, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được giữ ổn định, hiện những nội dung phải điều chỉnh theo lộ trình vẫn đang được Bộ Y tế nghiên cứu để triển khai theo quy định.

Theo đó, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 5/7/2019; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019.

bo tai chinh se danh gia ky tac dong cua viec tang hoc phi len lam phat hinh 1

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí.

Hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã tính chi trực tiếp và tiền lương theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (chưa tính chi phí quản lý và khấu hao).

Tuy nhiên, vừa qua, Quốc hội đang thảo luận cho ý kiến vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Theo dự thảo (dự thảo ngày 12/4/2022) Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã quy định việc xây dựng, quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về giá; và dự kiến bổ sung thay đổi về cách tiếp cận giá thành theo quá trình phát sinh chi phí.

Để đảm báo tính kế thừa, thống nhất, khả thi triển khai và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, công tác quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám chữa bệnh trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của chính sách dự kiến đề xuất, những mục tiêu, nội dung sẽ đạt được, để có cơ sở sửa đổi hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi).

Đối với dịch vụ giáo dục (học phí), hiện nay học phí thực hiện theo quy định của Chính phủ, tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Theo đó, Chính phủ quy định khung, trần học phí cho từng năm học. Các địa phương (hội đồng nhân dân), đơn vị quyết định mức cụ thể học phí cho từng năm học trong phạm vi khung, trần học phí do Chính phủ quy định.

Trong tháng 6 vừa qua, một số trường đại học đã tuyên bố tăng học phí năm học 2022-2023 với mức tăng gấp đôi so với năm học trước đó.

Trước biến động tăng của chỉ số giá tiêu dùng tăng theo giá xăng và lo ngại việc tăng giá tác động lên lạm phát, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.

Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm xuyên suốt của Chính phủ đó chính là việc tăng giá bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào cũng phải được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ càng trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tránh tác động tới lạm phát.

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô
Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

(CLO) Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm tháng trước đó, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước khi Bắc Kinh vượt qua nhiều thách thức trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Kinh tế vĩ mô