Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hành trình 20 năm

Chủ nhật, 07/08/2022 13:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) 20 năm qua, Ngành Tài nguyên và Môi trường đã vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ, từng bước củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng kiến tạo tương lai bền vững của đất nước,

20 năm qua, Ngành Tài nguyên và Môi trường đã vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ, từng bước củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng kiến tạo tương lai bền vững của đất nước, góp phần mang lại những đổi thay tích cực cho đời sống kinh tế - xã hội của Nhân dân.

20 năm nỗ lực khẳng định vị thế

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những Bộ đa ngành đầu tiên được thành lập tại Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002. Từ với 6 lĩnh vực quản lý ban đầu, qua 4 lần kiện toàn, đến nay Bộ đã được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý trên 9 lĩnh vực gồm: đất đai, tài nguyên nước, địa chất và tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, viễn thám; trong đó có các lĩnh vực quản lý nguồn lực đầu vào của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, sự phát triển bền vững của đất nước, có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

bo tai nguyen va moi truong hanh trinh 20 nam hinh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (5/8/2002 - 5/8/2022). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay từ khi mới thành lập, trong một thời gian ngắn trên cơ sở kế thừa và phát huy bề dày truyền thống của những lĩnh vực tiền thân như đất đai, khoáng sản, khí tượng thủy văn, Bộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy; củng cố, phát triển nền tảng quản lý đa ngành từ Trung ương đến địa phương.

Với phương châm hướng về địa phương cơ sở, người dân, doanh nghiệp, lắng nghe tiếng nói của thực tiễn, Bộ đã tập trung hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng về tài nguyên và môi trường, chủ trì, phối hợp tham mưu ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về đất đai, Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật sửa đổi một số Điều của Luật Khoáng sản, tạo lập hành lang pháp lý cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; tăng cường phân cấp cho địa phương; hoàn thiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, của công dân trong bảo vệ môi trường phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cải cách một bước thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh việc thí điểm cơ chế "một cửa" "một cửa liên thông", Bộ thường xuyên tổ chức giao lưu trực tuyến nhằm hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện các cơ chế chính sách. Việc thắt chặt kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối làm việc tạo ra sự chuyển biến tích cực trong từng lĩnh vực được Nhân dân, doanh nghiệp hoan nghênh và đánh giá cao.

Trong giai đoạn đất nước phải đương đầu với khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Bộ đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa để phát huy nguồn lực tài nguyên, từng bước nâng cao giá trị đóng góp cho ngân sách, tạo thêm xung lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược được hoàn thiện, đưa tài nguyên và môi trường trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong đó, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai thác khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản dưới luật được ban hành đã góp phần giải phóng nguồn lực tài nguyên cho phát triển.

Trong giai đoạn này, lần đầu tiên, nước ta có Luật Đa dạng sinh học, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu với những quan điểm mới được tiếp thu từ quốc tế, vừa đáp ứng được tính thời sự, hội nhập, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong nước về phát triển bền vững, sử dụng khôn khéo các hệ sinh thái; ứng phó kịp thời với tác động của biến đổi khí hậu. Qua đó, đánh dấu bước hội nhập mới của Việt Nam với quốc tế.

Khi thế giới bước vào thời kỳ tăng cường ứng phó với thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 là biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế biển xanh, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, nước ta cũng đẩy mạnh thực hiện quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ “nâu” (phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái) sang “xanh” (sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, phát thải thấp), phát triển bền vững kinh tế biển.

Bộ đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành quyết sách tổng thể, toàn diện, xác lập vai trò đặc biệt quan trọng về quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

Cùng với đó, các Nghị quyết số 19-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đất đai, Nghị quyết số 36-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các Luật tài nguyên nước 2012, Luật đất đai 2013, Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015; Luật khí tượng thủy văn 2015, Luật đo đạc và bản đồ 2018… đã được ban hành, thiết lập hệ thống chủ trương, hành lang pháp lý đồng bộ để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, không gian sinh tồn và bảo vệ môi trường cho phát triển. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất là chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo vệ sức khỏe người dân.

Bám sát phương châm kỷ luật, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hội nhập biến thách thức thành cơ hội, Bộ đã đổi mới tư duy làm chính sách chuyển từ thắt chặt quản lý bằng công cụ hành chính sang áp dụng các công cụ kinh tế, tạo lập môi trường thuận lợi, dẫn dắt và thúc đẩy doanh nghiệp và người dân thực hiện; đặc biệt, chú trọng phân tích dự báo các xu thế quốc tế trong điều kiện hội nhập, đánh giá các tác động để chính sách không chỉ giải đúng và trúng các vấn đề đặt ra từ quản lý mà còn tạo dư địa, động lực mới cho phát triển…

Hệ thống chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược được cơ bản hoàn thiện đồng bộ trên tất cả 9 lĩnh vực. Các nguồn tài nguyên được quản lý, sử dụng hiệu quả, đa mục đích, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tiềm năng lợi thế về biển được phát huy, các địa phương có biển đã trở thành khu vực phát triển năng động, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư. An ninh tài nguyên nước được chú trọng.

Chuyển đổi số được đẩy mạnh trên nền tảng tài nguyên số, dữ liệu về thông tin địa lý, dữ liệu đất đai, dữ liệu viễn thám... hướng tới phát triển kinh tế số. Công tác bảo vệ môi trường đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, chuyển từ tư duy bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái của quốc gia.

Ngành đã chủ động, đóng góp nhiều sáng kiến quy mô khu vực và toàn cầu liên quan đến giải quyết ô nhiễm rác thải, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng ngừa ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên…

Đặc biệt, việc tham gia Thỏa thuận lịch sử Paris về biến đổi khí hậu và cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26) mang lại lợi ích kép cho Việt Nam trong tiếp cận tri thức, công nghệ, tài chính để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cũng như chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chỉ số về môi trường có sự chuyển biến, góp phần đưa chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2021 lên vị trí 51/165 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng 37 bậc so với năm 2016.

Chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai ngày càng được nâng lên với đủ độ chi tiết, tiệm cận với trình độ của các nước phát triển; đặc biệt là đã dự báo sát, kịp thời các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó có các cơn bão lớn, góp phần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của đất nước ta.

Đội ngũ cán bộ, công chức của ngành được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; số lượng và chất lượng đã được nâng lên một bước. Tổ chức bộ máy đang trong quá trình tinh giản, bớt khâu trung gian để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.

Để ghi nhận những nỗ lực và đóng góp đối với sự phát triển đất nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từng lĩnh vực và nhiều cán bộ đã vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh...

Tại lễ kỷ niệm 20 năm ngành thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

bo tai nguyen va moi truong hanh trinh 20 nam hinh 2

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu bật những thành tựu ngành TN&MT đạt được trong 20 xây dựng và phát triển. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, những thành tựu to lớn đạt được trong chặng đường 20 năm qua là nhờ Bộ đã luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, sự đồng hành của bạn bè và đối tác quốc tế.

Đặc biệt, đây chính là nền tảng được tạo dựng từ tinh thần đoàn kết, tận tâm, trách nhiệm, lao động tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo lĩnh vực;

Những nỗ lực phấn đấu, lao động sáng tạo, không ngừng vượt khó, thậm chí hy sinh xương máu, của nhiều thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ vùng biên cương đến hải đảo xa xôi; là sự kết hợp hài hòa giữa bản lĩnh đổi mới, tinh thần sáng tạo với tri thức thời đại.

Nhìn lại quá trình phát triển, chúng ta tự hào nhận thấy, mặc dù có tuổi đời ˝trẻ˝ nhưng Bộ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Tài nguyên Môi trường cho rằng mỗi cán bộ phải luôn ý thức được rằng những kết quả vừa qua chỉ là khởi đầu trong tiến trình phát triển bền vững, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức to lớn đang đặt ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử.

Đó là các vấn đề tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, hệ sinh thái ngày càng suy giảm, thậm chí có nguy cơ sụp đổ, dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát.

Đời sống kinh tế - xã hội thế giới, vì thế, cũng đang thay đổi nhanh chóng với việc hình thành “luật chơi mới” về đầu tư, thương mại cùng với xu thế không thể đảo ngược về “phát thải ròng bằng “0”, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang sạch, tái tạo, bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.

Cuối bài phát biểu Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh thông điệp, hơn ai hết, những cán bộ đang công tác trong ngành phải thống nhất về nhận thức để tạo ra những thay đổi cơ bản trong tư duy và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

"Đặc biệt là mô hình phát triển phải dựa trên khả năng cung ứng của hệ sinh thái và phù hợp với các quy luật tự nhiên, chuyển từ khai thác sang đầu tư phục hồi tài nguyên tự nhiên, tăng cường khai thác, sử dụng tài nguyên có khả năng tái tạo; thúc đẩy kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn... Đây là sự nghiệp của toàn dân, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với cách tiếp cận toàn diện", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu.

PV

Bình Luận

Tin khác

Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

Hàng trăm người nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ ven biển ở Quảng Bình

(CLO) Hơn 300 người dân cùng các lực lượng chức năng đã nỗ lực chữa cháy rừng phòng hộ trên cát chưa rõ nguyên nhân, xảy ra ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Đời sống
Du khách chen chân 'giải nhiệt' ở biển Sầm Sơn

Du khách chen chân "giải nhiệt" ở biển Sầm Sơn

(CLO) Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) trong những ngày đầu nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5 đã đón hàng chục nghìn du khách từ các tỉnh lân cận đổ về "giải nhiệt".

Đời sống
Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết 30/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 30/4/2024, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nhiệt có nơi trên 42 độ.

Đời sống
Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

(CLO) Trong quá trình hiệu chỉnh góc quay hướng gió đã gặp phải sấm sét, gió giật mạnh... khiến một cánh quạt bất ngờ bị gãy.

Đời sống
Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 15.541 trường hợp, phạt 35 tỷ 136,4 triệu đồng, tước 2.929 Giấy phép lái xe các loại.

Đời sống