Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên

Thứ năm, 27/10/2022 17:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu giáo viên và sẽ tuyển dần từ nay đến năm 2026. Riêng năm 2022, được duyệt chỉ tiêu là 27.850 giáo viên.

Phát biểu làm rõ ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận chiều 27/10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (GD&ĐT) nêu rõ, các ý kiến tại phiên họp có nhiều đại biểu đề cập đến vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên bỏ việc. Trong những ngày vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng nhận được hơn 200 ý kiến của cử tri gứi tới, trong đó đều bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng giữa việc ngành thiếu giáo viên và hiện tượng giáo viên bỏ việc và chuyển việc.

"Vấn đề thiếu giáo viên và vấn đề giáo viên nghỉ việc, chuyển việc là hai vấn đề khác nhau nhưng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

bo truong bo gddt chi ra nguyen nhan dan den tinh trang thieu giao vien hinh 1

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu làm rõ ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên họp.

Thiếu giáo viên do từ nhiều năm về trước đã không đủ

Về việc thiếu giáo viên, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục đã phối hợp với ngành nội vụ tính toán số lượng giáo viên thiếu từ nay đến 2026 cần bù đắp, bổ sung và con số này lên đến 107.000 giáo viên. "Con số này còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc chứ không đứng yên. Con số này cần tính toán, bù đắp để duy trì việc dạy và học được bình thường, thực hiện các mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng. Và ba yếu tố để nâng cao chất lượng là giáo viên, cơ sở vật chất và chương trình, phương pháp", ông Sơn nói.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ hàng loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên. Cụ thể là: Thiếu giáo viên do vốn từ nhiều năm về trước đã không đủ; do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, nhiều năm không tuyển hay tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu; do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết, thiếu do tăng dân số tự nhiên.

Ông Nguyễn Kim Sơn nêu ví dụ: Có thể lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015 thì tổng số học sinh là trên 19 triệu nhưng đến tháng 9/2022 thì tổng số học sinh là 23 triệu. Trong khi đó số giáo viên vào tháng 9/2015 là có 1.156 nghìn giáo viên bậc mầm non và phổ thông. Cho đến tháng 9/2022 thì số giáo viên là 1.227 nghìn giáo viên. Như vậy số giáo viên tăng khoảng 100 nghìn trong khi số học sinh tăng hơn 3 triệu. Đó là do tăng dân số tự nhiên.

Cùng với đó, thiếu giáo viên là do biến động dồn dịch về dân số ở một số vùng miền dồn về các thành phố lớn, các khu công nghiệp, thiếu giáo viên do vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục.

Thiếu do nhu cầu đề thực hiện phổ cập mầm non bậc 5 tuổi, thiếu do tăng số buổi học từ 1 buổi lên 2 buổi/ngày; thiếu do chuẩn về tỉ lệ giáo viên/học sinh và tỉ lệ số học sinh/lớp cần đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp cho tiểu học và 45 học sinh/lớp của bậc trung học. Thiếu giáo viên còn do 1 thời gian dài không tuyển và không tuyển được hay nhiều nơi để thuận tiện dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác là thiếu nguồn tuyền hoặc có nguồn nhưng không dự tuyển vì chọn các nghề khác.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng thiếu giáo viên do cần triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực của người học và phát triển các phẩm chất kĩ năng cho người học như môn tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật, mỹ thuật...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo con số thống kê, chỉ riêng giáo viên cho các môn học mới nêu trên nếu tính cho đến năm học 2025-2026 thì còn thiếu 26.228 giáo viên.

bo truong bo gddt chi ra nguyen nhan dan den tinh trang thieu giao vien hinh 2

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương tăng cường dùng ngân sách để ký các hợp đồng với các giáo viên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế.

Công khai minh bạch, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên

Về mặt giải pháp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, vừa qua, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu và sẽ tuyển dần từ nay đến năm 2025-2026. Riêng năm 2022, được duyệt chỉ tiêu là 27.850 giáo viên. Các Sở Nội vụ của các tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên. Ngoài chỉ tiêu mới, các tỉnh thành tuy thiếu chỉ tiêu nhưng cũng tồn đọng 10.000 chỉ tiêu giáo viên chưa tuyển dụng được.

"Trong 65.000 chỉ tiêu rải rác đến 2026 nhưng mong ngành nội vụ phối hợp dồn chỉ tiêu này cho 2023 và 2024, bởi các năm này nhu cầu giáo viên cho năm học mới là rất lớn. Nếu đợi sau 2024 khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông đã xong thì tuyển dụng giáo viên không còn nhiều ý nghĩa. Nếu dồn vào thì cũng gặp khó khăn về nguồn tuyển, tăng chỉ tiêu đào tạo của hệ thống sư phạm", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh và đề nghị các địa phương cần phải tuyển ngày và tránh dồn 2-3 năm mới tuyển.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chính sách tăng tương cho giáo viên cũng được Chính phủ tính toán và là giải pháp quan trọng để nâng cao đời sống, tâm lý cho giáo viên yên tâm công tác.

Ông Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, giáo viên thiếu nhiều nhất, bỏ việc nhiều nhất ở khu vực mầm non, chiếm tới 40%. Ông Sơn đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non. "Hiện nay đang tính là 35% thì tôi xin đề nghị là tốt nhất tăng bằng phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở, nếu không thì tăng từ 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở", ông Sơn đề nghị.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho biết, một chính sách rất quan trọng để giảm tỉ lệ thiếu giáo viên là cân nhắc việc giảm biên chế 10%.

Cùng với đó, các địa phương cũng đề nghị giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng để đảm bảo công bằng, công khai minh bạch, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên.

Ông Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị các địa phương tăng cường dùng ngân sách để ký các hợp đồng với các giáo viên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế. "Hiện đang thiếu một số căn cứ pháp lý cho việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với một số bộ ngành để có cơ chế để các địa phương chủ động", ông Sơn cho biết.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình 'tri thức hoá nông dân'

Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ và thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"

(CLO) Chính phủ sẽ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"

Tin tức
Thủ tướng: Tinh thần khởi nghiệp cần sống mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ

Thủ tướng: Tinh thần khởi nghiệp cần sống mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ

(CLO) Dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tinh thần khởi nghiệp sống mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro, có sự đầu tư, không cầu toàn, không nóng vội.

Tin tức
Cử tri kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của lao động nữ

Cử tri kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của lao động nữ

(CLO) Tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với công nhân lao động, người lao động đã chia sẻ nhiều tâm tư, nguyện vọng về đời sống, an sinh xã hội.

Tin tức
Ninh Bình trao đổi, hợp tác phát triển nhiều lĩnh vực với Vương quốc Hà Lan

Ninh Bình trao đổi, hợp tác phát triển nhiều lĩnh vực với Vương quốc Hà Lan

(CLO) Trong chương trình công tác thăm và làm việc tại một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất làm Trưởng Đoàn đã có chuyến thăm, làm việc với một số tổ chức của Vương quốc Hà Lan.

Tin tức
Xử lý dứt điểm các 'điểm nghẽn' trong thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tin tức