Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cung cấp thông tin gì tại cuộc họp Thường trực Chính phủ?

Thứ năm, 26/03/2020 15:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Công thương đề xuất dừng xuất khẩu gạo đến tháng 5/2020, nhưng ngay sau đó lại “hỏa tốc” đề nghị tiếp tục xuất khẩu bình thường. Điều này khiến dư luận quan tâm, không biết, Bộ Công thương dựa vào thông tin, số liệu ở đâu để đưa ra hai kiến nghị bất nhất như vậy?

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 ngày 23/3/2020, Bộ Công thương đề xuất tạm dừng việc xuất khẩu gạo cho đến hết tháng 5/2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Theo đó, Bộ Công thương ra văn bản đề xuất dừng xuất khẩu gạo. Nhưng cũng ngay ngày 24/3, Bộ Công thương lại có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo.

Giải thích về vấn đề này, ngày 25/3 trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngay sau khi ra văn bản đề nghị ngừng xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã nhận được ý kiến một số doanh nghiệp, địa phương nói có độ vênh giữa số liệu Bộ Công Thương có được với số liệu thực tế họ có. Còn việc Bộ Công thương đưa ra các phương án là dựa trên số liệu Bộ Công thương nắm được, dựa trên số liệu chính thống được cung cấp từ Bộ NN&PTNT, hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng cục Thống kê…

Thế nhưng, dựa theo thông tin từ các nguồn chính thống từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NN&PTNT) đều cho thấy, những thông tin về thu hoạch lúa gạo là rất khả quan, nguồn cung dồi dào. Không phải là những thông tin, số liệu mà Bộ Công thương nắm được để báo cáo Thủ tướng Chính phủ rồi xin đề xuất dừng xuất khẩu gạo.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ 2 từ phải sang) chủ trì hội nghị, theo đó đã nắm được các số liệu về thu hoạch lúa gạo (ảnh: Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ 2 từ phải sang) chủ trì hội nghị, theo đó đã nắm được các số liệu về thu hoạch lúa gạo (ảnh: Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Cụ thể: Thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, vào chiều 12/3, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19”. Tại hội nghị, Bộ NN&PTNT đưa ra dự báo về mức tăng trưởng ngành nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới với các con số cụ thể: Về diện tích lúa, đơn vị ước tính đạt 7,3 triệu ha/năm, năng suất bình quân ước đạt 59,3 tạ/ha và sản lượng ước đạt 43,4 triệu tấn, giảm khoảng 70.000 tấn so với năm 2019.

Để đạt được các mục tiêu thúc đẩy, Bộ NN&PTNT đặt ra một số giải pháp trước mắt, đồng thời yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục triển khai các đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa phương trọng điểm của Trung Quốc, ngay sau khi phía Trung Quốc kiểm soát dịch Covid-19 và công bố mở cửa lại bình thường.

Ngoài ra, về diễn biến vụ đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngay từ ngày 10/3/2020 Báo Nông nghiệp Việt Nam, tờ báo ngành, tiếng nói của Bộ NN&PTNT cũng đưa ra thông tin khẳng định qua bài báo: “Lúa đông xuân thắng lợi lớn trong khó khăn”. Theo đó, mặc dù thiên tai hạn mặn diễn ra gay gắt, nhưng nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, cho nên lúa đông xuân 2019-2020 ở Đồng bằng sông Cửu Long thắng lợi lớn, năng suất cao, mức độ thiệt hại rất ít.

Quay trở lại với cuộc họp Thường trực Chính phủ, có sự tham dự của Bộ trưởng NN&PTNT, Bộ trưởng Công thương, đại diện Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, miền Nam.

Sau khi nghe báo cáo của các Bộ Trưởng: NN&PTNT, Công thương và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến cho rằng: hiện nay, trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra ở nhiều nơi, và trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nguồn cung lương thực có nguy cơ bị sụt giảm, nhiều nước tăng dự trữ lương thực...

Theo đó, để chủ động bảo đảm nguồn lương thực cho chế biến, tiêu dùng và dự trữ trong nước, Thủ tướng Chính Phủ đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công thương tạm dừng việc xuất khẩu gạo cho đến hết tháng 5/2020, nhằm bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.

Theo các chuyên gia, để Thủ tướng Chính phủ ra kết luận này là dựa vào báo cáo của Bộ trưởng NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ Công thương và các đơn vị chuyên môn có tham dự cuộc họp sau đó mới đồng ý với đề xuất cho ngừng xuất khẩu gạo. Điều khó hiểu là Bộ Công thương lấy số liệu ở đâu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình lúa gạo ở Việt Nam? Điều này khiến doanh nghiệp gạo bức xúc vì không thực tế, đồng thời khiến tâm lý dư luận hoang mang, bất ổn. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định với các cơ quan báo chí thì Bộ này phải dựa vào các thông tin số liệu “chính thống” được cung cấp thì mới ra được văn bản và kiến nghị như trên.

Mặt khác, dư luận cũng đang thắc mắc không biết Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường là người nắm rõ nhất tình hình thực tế sản xuất lúa gạo vụ đông xuân cũng như cả năm 2020  đã đem đến cuộc họp Thường trực Chính phủ những thông tin gì để báo cáo Thủ tướng Chính Phủ?

Trước những thông tin trái chiều, trong ngày 25/3, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn, giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: NN&PTNT, Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông…Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Công thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.

Gia Nguyên

Tin khác

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

(CLO) Cổ phiếu mã LEC của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC) bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

(CLO) Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu 162.647 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về hơn 445 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,3%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 3 đồng lãi. Vì vậy, EVNSPC chỉ ghi nhận lãi mỏng và nộp thuế "bèo". Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 chỉ vỏn vẹn hơn 32 tỷ đồng, tức là tương đương khoảng 2 giờ bán điện.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn 'bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu'

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn "bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu"

(CLO) New Delhi không còn “bị ảnh hưởng bởi các đơn thuốc nhập khẩu” khi xây dựng chính sách đối ngoại và đo lường mọi thứ dựa trên lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar khẳng định trong một chuyên mục trên tờ The Indian Express.

Thị trường - Doanh nghiệp
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp