Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị giao "toàn diện" xăng, dầu về Bộ Công Thương

Thứ sáu, 28/10/2022 21:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sắp tới, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 55, giao toàn diện phần xăng, dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả phần quyết định về giá và chi phí định mức để đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động.

Tại phiên thảo luận chiều 28/10 về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

bo truong bo tai chinh de nghi giao toan dien xang dau ve bo cong thuong hinh 1

Vẫn thiếu hụt nguồn cung xăng dầu

Trong đó, đáng chú ý, về vấn đề xăng, dầu. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, nhu cầu xăng, dầu của Việt Nam khoảng 19,2 triệu tấn/1 năm. Hiện nay, Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất, đó là nhà máy lọc dầu Bình Sơn là 6,2 triệu tấn, 9 tháng vừa qua đạt 4,4 triệu tấn, như vậy đạt 70% kế hoạch, tức là đạt sản lượng đề ra. Còn lại ở Nghi Sơn đạt 6,8 triệu tấn, như vậy 9 tháng mới đạt được 4,3%, tức vẫn thiếu hụt nguồn cung.

Về nhập khẩu 6,2 triệu tấn kế hoạch, chiếm 32%. Phân bổ cho 34 đầu mối, 9 tháng nhập được 3,97%, tức cũng không đạt kế hoạch. Trong quý III nhập khẩu xăng, dầu giảm 40% so với tháng trước và đó là xăng, dầu là 35%, chỉ có 19/33 đầu mối có nhập. "Chúng ta vẫn có những phần thiếu hụt nguồn cung", ông Phớc nói.

Về phía Bộ Tài chính, ông Hồ Đức Phớc cho biết, đã giảm thuế môi trường xuống 3000 đồng/1 lít, Việt Nam cũng đã mất 28.000 tỷ. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu giảm từ 20% xuống còn 10%. Chi phí xăng, dầu, theo Nghị định 95 một năm tối đa là 2 lần.

"Trong trường hợp đặc biệt ngày mùng 1/1/2022, chúng tôi đã nâng lên một lần, tức RON 92 là 250 đồng/lít, đưa từ nước ngoài về, premium trong nước cũng đã được nâng ngày 10/1 và lần hai là ngày 7/10 cũng tăng lên 290 đồng/1 lít vận chuyển. Như vậy, 1 lít xăng, dầu RON 92, chi phí vận chuyển và chi phí quản lý đã chiếm 1.960 đồng, tức gần 2.000 đồng", ông Hồ Đức Phớc nói và cho biết, hiện nay Bộ Tài chính cũng đã có văn bản số 10859, 1056 ngày 21/10/2022 xin ý kiến của các số công ty đầu mối và ý kiến của Bộ Công Thương để có thể nâng chi phí định mức nữa hay không.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ này mới chỉ nhận được 6 văn bản của 6 doanh nhân đầu mối, tức là chỉ chiếm 8,5% của sản lượng xăng, dầu. Còn ý kiến Bộ Công Thương thì cũng chưa nhận được. "Cho nên sắp tới chúng tôi đề nghị Chính phủ sửa Nghị định 55, giao toàn diện phần xăng, dầu về cho Bộ Công Thương, kể cả phần quyết định về giá và chi phí định mức để đảm bảo vấn đề nguồn cung chủ động", ông Hồ Đức Phớc nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biêt thêm, sẽ tăng cường phối hợp chủ động trong nguồn cung và hệ thống đầu mối phân phối bán lẻ. Chủ động điều chỉnh chi phí định mức và giải quyết vấn đề khó khăn để đảm bảo nguồn cung xăng, dầu một cách tốt nhất để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

bo truong bo tai chinh de nghi giao toan dien xang dau ve bo cong thuong hinh 2

Quang cảnh phiên thảo luận.

Thu ngân sách đạt được 1 triệu 614,1 ngàn tỷ đồng

Về chính sách tài khóa của năm 2022. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách đạt được 1 triệu 614,1 ngàn tỷ đồng, tức là vượt khoảng 202,4 ngàn tỷ, tăng 14,3% so với dự toán và tăng 2,9% so với kế hoạch năm 2021, nhưng một điều đặc biệt là thu nội địa vẫn đạt tăng trưởng 9,8%. Nhờ Chính phủ đã thực hiện một số giải pháp, năm nay là một năm giảm thuế nhiều nhất, tức là giảm 233 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng để thực hiện giãn, hoãn và gia hạn thuế, miễn là 151.237 tỷ đồng, tức là cao nhất trong lịch sử của ngành thuế.

Về chi thường xuyên, đã giảm chi thường xuyên 10%. Như vậy, đàm phán và cơ cấu giảm nợ và lãi tiết kiệm chi và thành lập Quỹ vắc xin được gần 11 nghìn tỷ đồng và hiện nay còn dư là 2.875 tỷ đồng, có 686.342 lượt người đăng ký đã nộp vào quỹ.

Về dự toán ngân sách năm 2023, để đảm bảo thận trọng, đúng năng lực nền kinh tế và chủ động chắc chắn trong điều hành ngân sách thì dự toán ngân sách đặt ra khoảng 1 triệu 620,7 ngàn tỷ đồng.

Về vấn đề bội chi, ông Hồ Đức Phớc cho biết, bội chi đặt ra hiện nay là 2,89 ở mức bình thường, cộng với gói phục hồi của sang năm thì chúng ta bố trí là 1,53, như vậy bội chi cũng đã 4,42%, tức là 455 ngàn tỷ đồng, so sánh với năm 2020 bội chi là 3,38% và 2021 là 4,5%, nếu trừ phục hồi đi là 3,75%. "Chúng tôi thấy đặt ở mức này là hợp lý. Hiện nay tình hình giải ngân rất khó, hiện nay chúng tôi đang gửi tại Ngân hàng Nhà nước không kỳ hạn là 600 ngàn tỷ và có kỳ hạn là 290 ngàn tỷ, tức là gần 900 ngàn tỷ đang gửi tại ngân hàng. Bù đắp bội chi phải đi vay, nếu chúng ta nâng bội chi lên cao, điều đó có nghĩa là phải đi vay mà đi vay trong giai đoạn này thì hiệu quả sẽ không cao", ông Phớc nói.

bo truong bo tai chinh de nghi giao toan dien xang dau ve bo cong thuong hinh 3

Đại biểu Quốc hội tham dự thảo luận.

Dư nợ của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chiếm 12,8% GDP

Về thị trường chứng khoán, vấn đề kiểm soát nợ cá nhân, tức là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, ông Hồ Đức Phớc cho biết, xuất phát từ Luật Doanh nghiệp về phát hành trái phiếu riêng lẻ, Điều 88 và Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2005 và 2015 và Điều 12 của Luật Chứng khoán 2006, Điều 30 Luật Chứng khoán 2015 thì việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rất đơn giản. Có nghĩa là khuyến khích vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên nguyên tắc là tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện nay dư nợ của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 1 triệu 204 ngàn tỷ đồng, tức là chiếm 12,8% GDP. Về chiến lược phát triển của chứng khoán thì trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến năm 2030 đạt 25%, hiện nay đang ở mức 12,8%.

Trong khi đó, nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì chủ yếu là ngân hàng chiếm 46%, các ngân hàng thương mại, bất động sản chiếm 37,5%, còn lại là các gói của các doanh nghiệp khác.

"Sắp tới chúng tôi đề xuất sẽ sửa Luật Doanh nghiệp, sửa Luật Chứng khoán và các nghị định liên quan để kiểm soát một cách chặt chẽ, minh bạch và cũng tạo ra một nguồn vốn trung và dài hạn để giúp cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh", ông Phớc nêu rõ.

Về vấn đề thuốc và vật tư y tế. Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Hiện nay, vướng mắc nhất là phải hoàn thiện về mặt pháp luật, tức là phải sửa Thông tư 14 về mua vật tư và Thông tư 15 về mua thuốc và Nghị định 98 về thuốc và vật tư y tế.

Về phía Bộ Tài chính đã sửa Thông tư 58, như vậy sẽ hoàn thiện pháp luật, đảm bảo cho việc mua và đấu thầu vật tư y tế và thuốc một cách thuận lợi nhất.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng: Tinh thần khởi nghiệp cần sống mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ

Thủ tướng: Tinh thần khởi nghiệp cần sống mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ

(CLO) Dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tinh thần khởi nghiệp sống mãi, không có giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro, có sự đầu tư, không cầu toàn, không nóng vội.

Tin tức
Cử tri kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của lao động nữ

Cử tri kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của lao động nữ

(CLO) Tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với công nhân lao động, người lao động đã chia sẻ nhiều tâm tư, nguyện vọng về đời sống, an sinh xã hội.

Tin tức
Ninh Bình trao đổi, hợp tác phát triển nhiều lĩnh vực với Vương quốc Hà Lan

Ninh Bình trao đổi, hợp tác phát triển nhiều lĩnh vực với Vương quốc Hà Lan

(CLO) Trong chương trình công tác thăm và làm việc tại một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất làm Trưởng Đoàn đã có chuyến thăm, làm việc với một số tổ chức của Vương quốc Hà Lan.

Tin tức
Xử lý dứt điểm các 'điểm nghẽn' trong thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khai thác cát phải phù hợp với tự nhiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khai thác cát phải phù hợp với tự nhiên, không để người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân thị trấn Trà Ôn và 3 xã của huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) nằm trong khu vực khai thác cát phục vụ các tuyến cao tốc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Khai thác cát phải thuận thiên, phù hợp với tự nhiên, không để người dân bị ảnh hưởng.

Tin tức