Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ ra một số “từ khóa” với ngành giáo dục Tuyên Quang

Chủ nhật, 31/07/2022 15:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã đề cập đến ý nghĩa của sự đầu tư đúng thời điểm và mong tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung cao độ cho đầu tư về giáo dục trong 2-3 năm tới.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển GD&ĐT của địa phương.

Tham dự có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

bo truong nguyen kim son chi ra mot so tu khoa voi nganh giao duc tuyen quang hinh 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.

Làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Kim Dung, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và đại diện một số trường học trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong xây dựng chính sách, chỉ đạo các công việc liên quan đến giáo dục.

Với địa bàn khu vực miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc như Tuyên Quang, sự phối hợp này càng quan trọng, bởi giải quyết vấn đề giáo dục cần phải giải quyết nhiều vấn đề khác có liên quan.

Đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh với lĩnh vực GD&ĐT, Bộ trưởng nhìn nhận, kết quả giáo dục Tuyên Quang đạt được thời gian qua rất đáng ghi nhận, đặc biệt là trong bối cảnh của một địa phương còn nhiều khó khăn, thách thức.

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với vai trò quyết định từ các địa phương là một trong những nội dung được Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặc biệt nhấn mạnh với tỉnh Tuyên Quang.

Theo Bộ trưởng, lần đổi mới này như một “cuộc cách mạng” trong giáo dục với những thay đổi toàn diện và sâu sắc; ở đó, lấy phát triển con người làm cơ sở để phát triển những yếu tố khác.

“Từ nền tảng tạo lập con người nói chung, sẽ tạo lập tầng thứ nhân lực và cao nhất là nhân tài. Lấy phát triển con người làm gốc rễ, nếu không có nền tảng ấy sẽ không có nhân lực, nhân tài”, chia sẻ điều này, Bộ trưởng cho rằng, nếu lãnh đạo địa phương có sự chia sẻ, thấu hiểu với những đổi mới rất sâu ấy, thành công sẽ sâu sắc hơn.

Trong bối cảnh đổi mới diễn ra với tốc độ rất nhanh, Bộ trưởng đề cập đến ý nghĩa của sự đầu tư đúng thời điểm và mong tỉnh Tuyên Quang sẽ tập trung cao độ cho đầu tư trong 2-3 năm tới.

Trong đó, tập trung trong chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.

“Đổi mới với cả nước nơi nào cũng nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với Tuyên Quang, thách thức gấp 2-3 lần.

Đổi mới cần đội ngũ giáo viên hùng hậu, cần nguồn lực đầu tư lớn, trong khi chúng ta phải “gồng mình” làm việc lớn, việc mới, việc khó trong điều kiện nhiều khó khăn”, Bộ trưởng nói và bày tỏ sự chia sẻ với địa phương khi bắt tay thực hiện.

Cho rằng giáo dục Tuyên Quang vừa phải thực hiện những nhiệm vụ chung của cả nước, nhưng cũng phải thực hiện những yêu cầu mang tính đặc thù của địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã chỉ ra một số “từ khóa” với giáo dục Tuyên Quang như: Đẩy mạnh xã hội hóa một cách phù hợp; đẩy mạnh kiên cố hóa trường học; hợp lý hóa về mạng lưới; chuẩn hóa về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; hiện đại hóa, số hóa trong phương pháp giáo dục...

Riêng về nhiệm vụ kiên cố hóa trường lớp trong điều kiện còn 40% trường lớp chưa kiên cố hóa, Bộ trưởng đề nghị, tỉnh Tuyên Quang cần có quyết tâm chiến lược, ban hành được nghị quyết riêng cho vấn đề này, từ đó thực hiện tổng thể, có lộ trình.

Là địa phương có đông học sinh dân tộc thiểu số, Bộ trưởng cũng lưu ý tới việc phát triển hệ thống trường nội trú, đi cùng với đổi mới mô hình trường này, tạo môi trường học tập hài hòa, bình đẳng cho học sinh.

Với giáo dục mũi nhọn, theo Bộ trưởng, mục tiêu của Tuyên Quang không phải là có nhiều học sinh thi quốc gia, quốc tế mà cần đặt vấn đề đáp ứng nhân lực tốt nhất cho tỉnh, đem lại giá trị chung cho số đông.

“Cái riêng của giáo dục Tuyên Quang là cố gắng nâng “sàn”, giải quyết khó khăn của địa phương, giáo dục con người giữ được bản sắc văn hóa.”,  Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc, nhiều đề xuất, kiến nghị của tỉnh Tuyên Quang về GD&ĐT cũng được Bộ trưởng trao đổi, giải đáp.

Bộ trưởng đồng thời cũng lưu ý một số vấn đề cần quan tâm trước thềm năm học 2022-2023 - năm trọng tâm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là năm cần tiếp tục tập trung bù đắp cho học sinh sau giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục