Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không một bộ, ngành nào 'độc quyền' trên môi trường số

Thứ sáu, 11/11/2022 16:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, Bộ TT&TT sẽ không quản lý lấn sân sang các ngành khác trên môi trường số và cũng sẽ không có bộ nào, ngành nào làm việc này; sẽ không có một bộ, ngành nào độc quyền trên môi trường số.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 11/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Sau phiên thảo luận, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng TT&TT đã phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại Hội trường.

bo truong nguyen manh hung khong mot bo nganh nao doc quyen tren moi truong so hinh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Luật sửa đổi phải đảm bảo có độ phủ rộng và chi phí phải thấp hơn trong môi trường thực

Theo Bộ trưởng TT&TT cho biết, Luật Giao dịch điện tử có ý nghĩa rất quan trọng đến việc xây dựng một Việt Nam số, nếu làm không tốt, vi phạm các nguyên tắc căn bản của môi trường số, không rõ ràng, không khả thi, không đủ nguồn lực để thực thi, không tính đến bối cảnh Việt Nam thì có thể là vật cản cho sự phát triển số của Việt Nam.

"Vậy nên, chúng tôi ý thức cần cân nhắc hết sức thấu đáo mọi khía cạnh trong quá trình xây dựng luật. Nguyên tắc ngành nào thì quản lý lĩnh vực đó của mình trên môi trường số là nguyên tắc không chỉ của luật này mà là nguyên tắc phổ quát", ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Bộ TT&TT sẽ không quản lý lấn sân sang các ngành khác trên môi trường số và cũng sẽ không có bộ nào, ngành nào làm việc này; sẽ không có một bộ, ngành nào độc quyền trên môi trường số.

Luật Giao dịch điện tử tạo ra các thành tố cơ bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi từ môi trường thực lên môi trường số, giúp các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc chuyển đổi các giao dịch trong thế giới thực đã được luật pháp quy định trong lĩnh vực của mình lên môi trường số. Bộ TT&TT sẽ không làm thay công việc chuyển đổi này mà là các bộ, ngành và địa phương sẽ phải làm.

bo truong nguyen manh hung khong mot bo nganh nao doc quyen tren moi truong so hinh 2

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng TT&TT đã phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại Hội trường.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Luật Giao dịch điện tử là điều kiện cần để các bộ, ngành, địa phương sẽ quy định chi tiết về thực hiện các giao dịch điện tử trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. "Luật Giao dịch điện tử được sửa đổi theo nguyên tắc thực sao thì số vậy và số phải phong phú hơn thực, trong đời thực có những loại giao dịch gì về độ tin cậy khác nhau, chi phí khác nhau, độ phức tạp khác nhau đã được luật pháp quy định thì cũng sẽ được ánh xạ vào môi trường số", ông Hùng nêu rõ.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, Luật sửa đổi phải đảm bảo có độ phủ rộng và đảm bảo chi phí phải thấp hơn trong môi trường thực, làm phong phú hơn các loại giao dịch trên môi trường số, tránh việc lên môi trường số thì phức tạp hơn, đắt hơn. Đồng thời, phải đảm bảo tính khả thi khi áp dụng, tính đồng bộ với các luật khác, tính thống nhất, xuyên suốt trong luật này.

Ứng dụng công nghệ thông tin thì từng phần, chuyển đổi số thì toàn dân và toàn diện

Về vấn đề phạm vi áp dụng, ông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) mở rộng đến mọi lĩnh vực. Việc mở rộng lĩnh vực này so với 17 năm trước đây là dựa trên cơ sở hiện nay, công nghệ số đã sẵn sàng phổ biến an toàn, tin cậy, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra và luật cũng bổ sung quy định pháp lý về một số dịch vụ đảm bảo tin cậy cho các giao dịch trên môi trường số.

bo truong nguyen manh hung khong mot bo nganh nao doc quyen tren moi truong so hinh 3

Đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận.

Việc mở rộng phạm vi là để cho phép tất cả các lĩnh vực đủ điều kiện đều có thể áp dụng giao dịch điện tử. Luật phải dễ hiểu và dễ thực thi.

"Luật Giao dịch điện tử là luật khó, có một số thuật ngữ, một số từ, một số câu được dịch từ tiếng nước ngoài, chưa Việt hóa được, gây khó hiểu, như dịch vụ tin cậy, thông điệp dữ liệu, cấp dấu thời gian, v.v.. Để người dân dễ áp dụng thì ngôn ngữ trong luật phải trong sáng, dễ hiểu hay chính xác và phổ thông. Vì vậy, Ban soạn thảo đã đặt mục tiêu là ngôn từ trong sáng, đơn giản và dễ hiểu và đã có nhiều cố gắng nhưng chưa được như mong muốn nên sẽ phải tiếp tục cố gắng", ông Hùng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, Việt Nam đang chuyển từ ứng dụng công nghệ thông tin sang chuyển đổi số. "Ứng dụng công nghệ thông tin thì từng phần, chuyển đổi số thì toàn dân và toàn diện. Luật Giao dịch điện tử lần này có đặt mục tiêu là phục vụ cho chuyển đổi sang môi trường số một cách toàn diện và toàn dân, ít nhất cũng là tạo ra cơ sở pháp lý cho sự chuyển đổi toàn dân và toàn diện này", ông Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Luật Giao dịch điện tử phức tạp và rất khó nhưng lại có thuận lợi là nhiều nước đã đi trước Việt Nam. Kinh tế số của họ đã 40-50% GDP, trong khi Việt Nam mới có 12%, cho nên, có thể tham khảo, học hỏi được nhiều. Bởi vậy, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia để nghiên cứu, chắt lọc các nội dung, đảm bảo theo kịp với xu thế của thế giới và vẫn phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội